Menu Đóng

DeFi là gì? Tìm hiểu về hệ sinh thái DeFi từ A đến Z!

DeFi là gì? Vì sao thuật ngữ này liên tục xuất hiện trong những bài viết liên quan đến Bitcoin hoặc các đồng tiền điện tử khác? Cùng Lagital.Com tìm hiểu về DeFi trong bài viết dưới đây nhé!

DeFi là gì?

DeFi là (Decentralized Finance) viết tắt của thị trường tài chính phi tập trung, dựa trên Blockchain và không bị phụ thuộc vào các trung gian tài chính nào khác.

Bạn có thể thoải mái trao đổi các sản phẩm/dịch vụ tài chính mà không bị giới hạn bởi những quy định chế tài, bởi tổ chức, địa điểm hay thời gian.

Với DeFi, sẽ không có trung gian, không ủy thác, không cần cấp phép.

Tham khảo: Blockchain là gì? 6+ điểm quan trọng trong công nghệ Blockchain

Bản chất của DeFi

Chúng ta có thể tóm lược về về bản chất của DeFi là:

  • Phi tập trung (Decentralized)
  • Phân tán (Distributed)
  • Minh bạch (Transparent)
  • An toàn (Trustless)
  • Không ủy thác (Self-Custody)
  • Không cần cho phép (Permissionless)

Phân biệt CeFi vs DeFi

Vậy, thị trường tài chính phi tập trung DeFi khác với thị trường tài chính tập trung CeFi ở điểm nào?

Đó là: Tính ủy thác.

Nếu trong thị trường tập trung, chính phủ/ngân hàng sẽ nắm quyền và điều chỉnh thị trường thì trong thị trường phi tập trung, các Blockchain sẽ đóng vai trò như chính phủ/ngân hàng.

Lúc này, DeFi sẽ có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời gian nào, miễn là có kết nối internet.

Tham khảo: Bitcoin là gì? Điều gì tác động đến giá Bitcoin?

Ứng dụng của DeFi

Một số ứng dụng nổi bật của DeFi là:

  • Vay và cho vay

Vay và cho vay là một trong những ứng dụng nổi bật của hệ sinh thái DeFi. Tại đây, việc vay hay cho vay được công khai minh bạch, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trung gian. 

Bên cạnh đó, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian công sức để làm hồ sơ giấy cầu kỳ, vì tất cả được thay thế bằng mật mã.

  • Dịch vụ ngân hàng, tiền tệ

Như tên gọi của mình, DeFi cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tiền tệ đầy đủ, tiện lợi cùng Blockchain.

Trong đó, việc tạo ra các Stablecoin – tiền mã hóa giúp việc chuyển giao kỹ thuật số trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nếu bình thường các đơn vị trung gian phải mất rất nhiều thời gian khi cần thế chấp trong tài chính thì với hợp đồng thông minh, mọi thứ trở nên dễ dàng, nhanh gọn và tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Về bảo hiểm, việc sử dụng trên Blockchain giúp loại bỏ các bên trung gian, phân bổ rủi ro giúp giảm thiểu chi phí bảo hiểm và dịch vụ cũng tốt hơn.

Hệ sinh thái DeFi là gì?

Mỗi dự án Blockchain đều có mục tiêu xây dựng hệ sinh thái DeFi của riêng mình, nó thể hiện sự phát triển lớn mạnh của Blockchain đó.

Hiện nay, Ethereum là Blockchain sở hữu nhiều dự án nhất, tiếp theo đến Binance Smart Chain, và các Blockchain khác như: Solana, Tron,…

Những dự án nổi bật trong hệ sinh thái DeFi

Dưới đây là danh sách những dự án DeFi nổi bật mà bạn nên tham khảo:

  • Coinbase DeFi

Coinbase Ventures được biết đến với nhiều cái tên quen thuộc như: COMP (Compound), RSR (Reserve), GRT (Graph), Near Protocol, CELO,…

  • Binance Smart Chain

Từ tháng 9/2020 có khá nhiều dự án DeFi được ra mắt trên Blockchain của Binance Smart Chain (BSC). Với tiềm lực của mình, BSC đang phát triển rất tốt và có nhiều khả năng sẽ vươn tới vị trí cao hơn trong hệ sinh thái DeFi.

Một số dự án tăng trưởng tốt phải kể đến là: CAKE (Pancake Swap), SPARTA (Spartan Protocol), XVS (Venus),…

  • Solana

Hệ sinh thái của Solana đang phát triển rất mạnh mẽ, khá nhiều nhà đầu tư đặt hy vọng vào Blockchain này.

Dự kiến trong tương lai, Blockchain này có thể sẽ cạnh tranh ngang tầm với Binance Smart Chain.

Những thách thức DeFi đang gặp phải

  • Hiện nay, việc sử dụng các ứng dụng DeFi vẫn là một thách thức với những người dùng chưa có hiểu biết về nền tảng này. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự chấp nhận của các hệ sinh thái DeFi trong tương lai.
  • Chưa kể, những lỗi rủi ro sẽ chuyển từ trung gian sang người dùng, gây ra nhiều khó khăn vì Blockchain có tính bất biến.
  • Hệ sinh thái DeFi rộng lớn với những yêu cầu khắt khe về chuyên môn không những khiến người dùng khó sử dụng mà còn khó lựa chọn.

Tổng kết

Sau khi tìm hiểu DeFi là gì hẳn bạn cũng thấy thị trường tài chính phi tập trung này là một hướng đi mới giúp xây dựng hệ thống dịch vụ tài chính riêng biệt, minh bạch và không ủy thác.

Điều này ít nhiều kích thích thị trường tài chính hoạt động cởi mở và hạn chế những rào cản vô hình.

Không những thế, người dùng còn có cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính xuyên quốc gia trên toàn thế giới mà không còn hạn chế trong ở nước nữa.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường này vẫn chưa thực sự được công nhận và ứng dụng nhiều. Vẫn cần nhiều thời gian hơn nữa để DeFi phát triển hết khả năng của mình.

Tham khảo: Altcoin là gì? Chiến lược giao dịch Altcoin năm 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *