Menu Đóng

Forex là gì? Tổng quan thị trường Forex từ A – Z!

Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường Forex

Chào bạn, bạn đang có kế hoạch trở thành trader chuyên nghiệp trên thị trường Forex? Vậy việc đầu tiên cần làm khi nhập môn Forex là tìm hiểu Forex là gì, lịch sử hình thành, thời gian giao dịch, những cặp tiền chính, các phương pháp phân tích và quy trình giao dịch cơ bản trên thị trường ngoại hối nhé!

Bên cạnh đó, sẽ có một vài lưu ý quan trọng ở cuối bài dành cho các trader mới, bạn nhất định phải xem. Nó sẽ giúp bạn tránh được một số sai lầm cơ bản khi tham gia thị trường tài chính này!

Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường Forex
Forex là gì? Tìm hiểu về thị trường Forex

1. Forex là gì?

Forex hay FX hoặc ngoại hối là thuật ngữ ám chỉ việc mua bán các đồng tiền trên thế giới giữa các các tổ chức, ngân hàng, nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Cụ thể, giao dịch Forex là việc mua một đồng tiền này và bán đi đồng tiền kia. Chúng ta gọi đó là cặp tỷ giá. Trong đó: 

  • Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá
  • Đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá

Ví dụ, với cặp tiền EUR/USD thì EUR là đồng tiền yết giá, USD là đồng tiền định giá.

Biểu đồ Forex
Biểu đồ Forex

2. Tổng quan về thị trường Forex

Hiện nay, thị trường Forex là thị trường tài chính phi tập trung (OTC) lớn nhất toàn cầu với mức 5.000 tỷ USD. Cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành, cách vận hành, những cặp tiền chính và thời gian giao dịch trên thị trường FX này nhé!

2.1 Lịch sử hình thành

Từ những năm 6000 trước Công Nguyên, hàng hóa đã được bộ lạc Mesopotamia trao đổi và thiết lập thành hệ thống giao dịch phổ biến. 

Dưới đây là những dấu mốc lịch sử quan trọng:

  • Chế độ bản vị vàng

Thời gian đầu giao dịch hàng hóa, các quốc gia khi thanh toán thường dùng vàng hoặc bạc. Lúc này, giá trị của vàng và bạc thường bị ảnh hưởng từ việc cung cầu của thị trường. Ví dụ, nếu phát hiện được mỏ vàng mới thì vàng sẽ giảm giá.

Với mục đích đảm bảo việc chuyển đổi tiền tệ thành một lượng vàng cụ thể, chế độ bản vị vàng ra đời. Chính phủ sẽ dự trữ lượng vàng nhất định để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi này.

Giá của vàng so với tiền tệ có sự thay đổi theo thời gian và hình thành nên những tỷ giá hối đoái đầu tiên trong lịch sử.

Đơn vị đầu tiên để định lượng vàng khi quy đổi ra tiền tệ là ounce.

Sau này, chế độ bản vị vàng bị phá vỡ do thời kỳ chiến tranh thế giới lần I, các cường quốc châu Âu không có đủ vàng để đổi lấy khối lượng tiền mà chính phủ đã in.

  • Thỏa thuận Bretton Woods (1944 – 1971)

Cuối thế chiến thứ II, các cường quốc hàng đầu thế giới (Anh, Pháp, Mỹ) đã có cuộc gặp tại hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hiệp quốc để thiết lập trật tự kinh tế mới cho toàn cầu.

Hiệp ước Bretton Woods được thành lập với những nội dung như:

+ Đồng đô la Mỹ (USD) sẽ thay thế bản vị vàng và trở thành đồng tiền chính.

+ Có mức tỷ giá hối đoái cố định: Các nước sẽ đưa giá tỷ giá cố định của họ khi niêm yết với đồng USD.

+ Thành lập nên 3 tổ chức để giám sát các hoạt động của nền kinh tế chung bao gồm: IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế, GATT (Hiệp định thuế quan thương mại).

Nhưng đến cuối cùng thì hệ thống Bretton Woods không thể trụ vững vì thực tế là không thể có đủ vàng để đổi lấy tất cả khối lượng đồng USD đang lưu hành trên thế giới. Đến năm 1971, tổng thống Richard M. Nixo đã phải chấm dứt hệ thống Bretton Woods và khiến đồng USD thả nổi tự do.

Thêm vào đó, sự hình thành của European Joint Float (bởi Tây Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp và Luxembourg) khiến thị trường chính thức chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi.

Thỏa thuận Bretton Woods
Thỏa thuận Bretton Woods
  • Thị trường tiền tệ từ những năm 1990

Từ những năm 1990, thị trường tiền tệ phát triển không ngừng. Mọi người có thể quy đổi tỷ giá chỉ với một nút bấm. 

Phương tiện truyền thông xuất hiện khiến thị trường ngoại hối có một sự thay đổi lớn, xóa bỏ chế độ độc tài tiền tệ.

Các lực lượng tham gia với tiềm năng kinh tế lớn đã tạo ra mức chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ (Spread) và tạo đà thúc đẩy hoạt động của thị trường này.

2.2 Cách thị trường Forex vận hành

Bạn biết không, không chỉ các ngân hàng mà các tổ chức tài chính và cá nhân cũng có thể tham gia vào thị trường ngoại hối và khiến nó vận hành liên tục.

Với con số giao dịch lớn gấp 53 lần so với NYSE, thị trường FX thu hút các thành phần kinh tế trong xã hội với các phân khúc:

  • Tổ chức tài chính lớn: Ngân hàng quốc gia, các quỹ dự phòng tài chính,… đây là bộ phần ảnh hưởng nhiều nhất đến giá của các cặp tiền.
  • Công ty vừa và nhỏ: Các ngân hàng tư nhân, công ty,…
  • Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Ngân hàng nhỏ, nhà môi giới tài chính và các nhà đầu tư.

Các chủ thể khi tham gia thị trường đều có thể giao dịch và mua/bán khống các cặp tiền mà không cần qua trung gian. Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường được cung cấp đòn bẩy tài chính để có thể giao dịch với khối lượng (lot) lớn hơn. Tuy nhiên đây cũng là rủi ro tiềm tàng mà các nhà đầu tư cần cân nhắc khi sử dụng.

Bạn cần xem:

Cảnh báo rủi ro khi đầu tư Forex

2.3 Những cặp tiền giao dịch chính

Có 7 cặp tiền giao dịch chính và các cặp tiền chéo, cặp tiền có tỷ giá yếu. Cụ thể:

  • Cặp tỷ giá chính

Cặp tỷ giá chính là cặp tiền được giao dịch nhiều nhất và có tính thanh khoản cao. Những cặp tiền này ít bị thao túng và chiếm tới 80% khối lượng giao dịch trên sàn.

Bao gồm:  EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CHF, AUD/USD, USD/CAD, NZD/USD.

  • Cặp tỷ giá chéo

Là các cặp tiền không bao gồm đồng USD với đặc điểm là có tính thanh khoản kém hơn và ít biến động so với các cặp tỷ giá chính.

Bao gồm: EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, NZD/JPY, CAD/CHF, AUD/JPY.

  • Cặp tỷ giá yếu

Xuất phát từ những đồng tiền ở các nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, ít thanh khoản hơn và biến động nhiều hơn, dễ thay đổi đột ngột khi có những biến động. Đây cũng là những cặp tiền được cho là có khả năng bị thao túng nhiều hơn.

Bao gồm: USD/MXN, GBP/NOK, GBP/DKK, CHF/NOK, EUR/TRY, USD/TRY.

2.4 Ký hiệu các đồng tiền:

  • EUR: Euro
  • USD: Đô la Mỹ
  • JPY: Yên Nhật
  • GBP: Bảng Anh
  • CHF: Franc Thụy Sĩ
  • AUD: Đô la Australia
  • CAD: Đô la Canada
  • NZD: Đô la New Zealand
  • MXN: Peso Mexico
  • NOK: Krone Na Uy
  • DKK: Krone Đan Mạch
  • TRY: Lira Thổ Nhĩ Kỳ

2.5 Thời gian giao dịch trên thị trường ngoại hối

Hiện nay, thị trường ngoại hối hoạt động 24h/ngày và 5 ngày/tuần. Lý do thị trường này hoạt động 24h/ngày là vì các trung tâm giao dịch trên thế giới (Sydney, London, Tokyo, New York)  khác múi giờ, nên cứ trung tâm này đóng cửa thì trung tâm khác lại bắt đầu hoạt động.

3. Các phương pháp phân tích trong giao dịch Forex

Có 3 phương pháp thường được sử dụng trong phân tích Forex là:

3.1 Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản trong Forex là việc các trader phân tích sức mạnh của các đồng tiền, dự đoán xu hướng phát triển và dựa vào các tin tức quan trọng.

Khi chọn phương pháp này, các trader sẽ phải theo dõi lịch kinh tế và lựa chọn giao dịch khi có tin quan trọng vừa ra. 

Các trader theo phương pháp này thường xem lịch kinh tế và các tin quan trọng tại: https://www.forexfactory.com/ 

3.2 Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là phương pháp giao dịch sử dụng các chỉ báo (indicator) để phân tích thị trường và tìm điểm vào lệnh, điểm TP và SL.

Tỉ lệ trader theo phương pháp này trên thị trường Forex khá đông đảo, tài liệu tham khảo của phương pháp này cũng không ít.

Phương pháp kỹ thuật không quan tâm đến các tin tức, mà chỉ tập trung vào các chỉ báo. Bên cạnh các chỉ báo, các trader còn theo một phương pháp khác là Price Action: Dựa vào mô hình giá và quan sát nến để dự báo xu hướng (đảo chiều hay tiếp diễn) và tìm điểm vào lệnh cho tỉ lệ R:R (Risk:Reward) tốt.

3.3 Phân tích tâm lý thị trường

Đây là phương pháp ít phổ biến do nó thường dành cho những tổ chức lớn có đủ tiềm lực kinh tế và có dữ liệu thị trường. Họ sẽ phân tích trạng thái tâm lý của tổng thể thị trường xem khoảng bao nhiêu % người tham gia thị trường hiện tại đang nghiêng về xu hướng tăng/giảm? Từ đó họ sẽ thực hiện giao dịch ngược xu hướng với giả thuyết đám đông dễ nhầm lẫn.

4. Quy trình giao dịch Forex cơ bản

Dưới đây là những bước cơ bản trong giao dịch Forex cho người mới bắt đầu:

  • Chọn sàn giao dịch uy tín
  • Mở tài khoản giao dịch
  • Tải phần mềm MT4 hoặc MT5
  • Chọn cặp tiền sẽ giao dịch
  • Xác định khối lượng lot sẽ giao dịch
  • Đặt lệnh mua/bán khống cặp tiền đã chọn
  • Xác định điểm dừng lỗ (Stop Loss) và chốt lời (Take Profit)
  • Đóng giao dịch

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo các sàn giao dịch trên thị trường trong chuyên mục: Sàn giao dịch

5. Những lưu ý quan trọng khi tham gia thị trường Forex là gì?

  • Lựa chọn sàn giao dịch uy tín

Sàn giao dịch Forex là nơi bạn sẽ thực hiện các giao dịch mua bán khống và nạp rút tiền. Một sàn giao dịch được cấp phép và có các chính sách tốt cho trader là sự lựa chọn đúng đắn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện có rất nhiều sàn giao dịch mọc lên như nấm, không có giấy phép và khiến các trader cháy tài khoản liên tiếp. 

Vì thế, việc chọn sàn giao dịch rất quan trọng. Bạn hãy luôn nhớ điều này!

  • Không FOMO, không đặt nặng thắng thua, đừng coi Forex như đánh bạc

Hầu hết chúng ta khi tham gia thị trường tài chính này đều mong muốn có lợi nhuận trên mỗi lệnh mua/bán khống. Chính vì lẽ đó nên các trader mới thường hay Fomo (gồng lỗ, chốt lời sớm). Dẫn đến hậu quả thường gặp là “cháy tài khoản”.

Bản thân mình khi mới tham gia thị trường này cũng mất một số tiền khá lớn và cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Lẽ dĩ nhiên là chúng ta sẽ phải tìm cách “trả thù” thị trường bằng cách nạp tiền vào tài khoản và sống còn với nó. 

Nhưng, mình khuyên các bạn không nên làm như thế. Khi cảm xúc thắng thua quá cao sẽ che mờ lý trí. Tỉ lệ chiến thắng rất ít, mà đa phần là những chuỗi thua liên tiếp.

Nếu có lỡ “vấp ngã” trên thị trường này, hãy bình tĩnh xem mình sai ở đâu, thiếu kiến thức gì dẫn đến thua lỗ, cháy tài khoản? Bạn có thực sự trang bị kiến thức đủ chưa? Có phương pháp giao dịch phù hợp chưa?

  • Hãy cân nhắc trước những lời mời Copy Trade 

Nhiều anh chị có vốn, tham gia thị trường dưới hình thức được mời gọi bởi các IB (người giới thiệu của sàn) với hứa hẹn sẽ lãi 30% – 50% tài khoản. Họ đánh vào lòng tham mà ai trong chúng ta cũng có.

Quan trọng hơn cả là anh chị không phải học gì nhiều, chỉ cần tham gia nhóm VIP, nhóm săn tín hiệu Forex,… và đặt lệnh theo tín hiệu mà các IB này chia sẻ trong các nhóm Zalo, Telegram. Và người ta gọi hình thức này là Copy Trade.

Copy Trade không hoàn toàn xấu. Nhưng nó có 2 điều mà bạn sẽ phải chấp nhận đó là: 

  • Bạn sẽ không thể tự trade, bạn phụ thuộc hoàn toàn vào người khác
  • Tỉ lệ lãi/lỗ trên thị trường ngoại hối là 50:50. Nếu thua lỗ, bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm, không có ai khác ngoài bạn. Mà có khi chính bạn cũng không biết vì sao lệnh lỗ. Đây là vấn đề quan trọng bạn cần tự vấn mình!

Trên đây là những chia sẻ về forex là gì? Những thông tin tổng quan về thị trường forex nhằm giúp các trader mới tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *