Nghiên cứu từ khóa luôn là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu khi triển khai dự án SEO. Lựa chọn được keyword phù hợp sẽ giúp bạn target đúng đối tượng khách hàng và mang lại doanh thu như mong đợi. Vậy các bước nghiên cứu này được thực hiện như thế nào? Cùng Lagital.Com theo dõi nội dung dưới đây!
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì nghiên cứu từ khóa là việc chọn lọc ra những từ khóa phù hợp với sản phẩm dịch vụ và đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Đó chính là những từ khóa sẽ mang lại giá trị chuyển đổi cao sau khi lên top tìm kiếm.
Để làm được việc này, bạn cần hiểu nhu cầu, hành vi của khách hàng và biết cách sử dụng một số công cụ hỗ trợ như: Ahref, Google Suggest, Google Keyword Planner,… Chúng ta sẽ đi chi tiết cách sử dụng ở phần dưới nhé.
Vì sao phải nghiên cứu từ khóa?
Hãy tưởng tượng khi bạn đổ rất nhiều tiền vào làm SEO, nhưng từ khóa sau khi lên top lại không hề mang về đơn hàng như bạn nghĩ?
Vấn đề là do đâu? Là do sản phẩm, dịch vụ của mình chưa tốt hay do từ khóa bạn chọn để đẩy SEO chưa thực sự hiệu quả?
Vì vậy, hãy nghiên cứu từ khóa đúng ngay từ đầu, để:
- Hiểu sản phẩm/dịch vụ của mình/khách hàng;
- Hiểu được quá trình mua hàng của khách hàng diễn ra như thế nào, từ giai đoạn quan tâm, yêu thích đến khi cảm thấy cần thiết và phải mua hàng;
- Target từ khóa đúng, mang lại giá trị chuyển đổi cao;
- Hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ hiện có hoặc phát triển thêm những ngách kinh doanh tiềm năng;
- Liệt kê được tất cả từ khóa của ngành, không bỏ sót hoặc khai thác thừa từ khóa;
- Xây dựng cấu trúc website và kế hoạch liên kết nội bộ chặt chẽ, hiệu quả;
- Tối ưu Onpage SEO, đẩy nhanh quá trình rank top;
- Tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp.
Vậy, mục đích của việc nghiên cứu từ khóa là gì?
Thực tế cho thấy, để việc nghiên cứu từ khóa đạt hiệu quả cao, bản thân người làm SEO cần xác định được mục đích cũng như mục tiêu của việc nghiên cứu từ khóa này là gì?
Cụ thể:
Nhiều bạn SEO mới thường bối rối ở giai đoạn nghiên cứu từ khóa và xây dựng kế hoạch nội dung. Nhưng nếu bạn xác định được 2 mục đích chính dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ thấy nó không khó như bạn nghĩ. Đó là:
- Tạo ra giá trị chuyển đổi
Bao gồm những từ khóa mang lại giá trị chuyển đổi cao như: Mua hàng, đăng ký dịch vụ, để lại thông tin tư vấn,…
- Cung cấp thông tin, đáp ứng insight của người dùng
Bao gồm những từ khóa mang lại traffic cho website, bổ trợ nội dung cho từ khóa chuyển đổi như: Cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ, đáp ứng insight tìm kiếm của người dùng,…
Từ 2 mục đích chính khi nghiên cứu từ khóa ở trên, chúng ta sẽ xác định được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Lead: Tăng số lượng đơn hàng bán ra, tăng doanh thu;
- Contact: Có nhiều lượt gửi thông tin form đăng ký; Tăng số lượng contact (liên hệ) qua live chat, click gọi điện trên website;
- Traffic/Click: Lượng Organic traffic (traffic tự nhiên từ công cụ tìm kiếm) tăng;
Bên cạnh đó, để tính toán cụ thể mục tiêu, bạn có thể sử dụng công thức dưới đây:
- Tính toán số Click từ Organic Search:
Click dự kiến = Search Volume x CTR (của Top 1)
- TÍnh toán số lượt chuyển đổi:
Số lượt chuyển đổi = Lượng Click dự kiến x CTR (của Top 1)
- Tính toán số đơn dự kiến:
Số đơn = Số lượt chuyển đổi x tỷ lệ chuyển đổi của sale
Ví dụ minh họa:
Mục tiêu của dự án SEO là: 1000 đơn/contact, với CTR top 1 đang là 25%, tỷ lệ chuyển đổi khoảng 5%.
Chúng ta sẽ tiến hành tính toán như sau:
- Số lượt chuyển đổi = 1000/5% = 20.000 lượt;
- Số lượng Click dự kiến = 20.000/25% = 80.000 click;
Để tránh sai số hoặc rủi ro phát sinh, nên tăng thêm 50% nữa = 80.000 x 1.5 = 120.000 click.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa chi tiết
Sau đây là những bước nghiên cứu từ khóa và nhóm từ khóa hiệu quả để bạn tham khảo:
1. Xác định từ khóa hạt giống
Dành cho những bạn chưa biết: “Từ khóa hạt giống là gì?” thì:
Từ khóa hạt giống hay Seed keyword là những từ khóa mang tính bao quát, chủ đạo cho một chủ đề nhất định nào đó. Từ những từ khóa này, bạn sẽ phát triển thêm nhiều từ khóa liên quan, chi tiết khác.
Ví dụ về từ khóa hạt giống như: Giày, tivi, máy tính, laptop, xe máy, ô tô,…
Đây là những từ khóa thể hiện sản phẩm bạn muốn bán, từ đó bạn đi sâu vào những từ khóa cụ thể như: Giày Sneaker, giày Sneaker nữ, giày Sneaker nữ màu đỏ, máy tính Dell, máy tính Dell core i7,….
2. Tiến hành nghiên cứu từ khóa
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm những ý tưởng để việc nghiên cứu từ khóa hiệu quả, nhanh chóng hơn bằng những công cụ tuyệt vời dưới đây:
2.1 Nghiên cứu từ khóa bằng Keyword Planner
Các bước nghiên cứu từ khóa bằng Keyword Planner như sau:
- Bước 1: Truy cập link của Keyword Planner: https://ads.google.com/aw/keywordplanner/home ;
- Bước 2: Chọn mục “Công cụ và cài đặt” → “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” → “Khám phá từ khóa mới”
- Bước 3: Nhập từ khóa cần nghiên cứu vào ô có biểu tượng kíp lúp. Sau đó bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả trả về là các từ khóa liên quan tới từ khóa vừa nhập kèm “Số lượng tìm kiếm hàng tháng” + “Cạnh tranh” + “Giá thầu”. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể nhập nhiều từ khóa một lúc:
- Bước 4: Bạn xem thêm ở phần lịch sử để biết dữ liệu quá khứ của từ khóa này và cân nhắc trước khi chạy Google Ads hoặc đẩy SEO
2.2 Nghiên cứu từ khóa với Google Suggest (Google gợi ý)
Để nghiên cứu từ khóa với Google Suggest, các bước thực hiện đơn giản hơn nhiều. Theo đó, bạn chỉ cần lên Google và nhập từ khóa cần nghiên cứu vào.
Đợi 1 – 2s để Google gợi ý cho bạn những từ khóa liên quan ngay ở dưới ô tìm kiếm. Hoặc bạn kéo xuống cuối trang để thấy các tìm kiếm liên quan đến từ khóa bạn chọn.
2.3 Nghiên cứu từ khóa với Keywordtool.io
- Bước 1: Truy cập tool Keywordtool.io
- Bước 2: Nhập từ khóa cần tìm kiếm, nghiên cứu
- Bước 3: Chọn công cụ tìm kiếm và ngôn ngữ
- Bước 4: Nhấn biểu tượng kíp lúp ô màu cam để xem kết quả trả về
Lúc này, kết quả trả về sẽ bao gồm: Keywords, Volume tìm kiếm, xu hướng (trend) và CPC, mức độ cạnh tranh (Competition).
Sau đó, bạn có thể click chọn các từ khóa và xuất ra file excel để tiến hành lọc.
2.4 Tham khảo từ khóa của đối thủ bằng cách sử dụng Ahrefs
Ahrefs từng tuyên bố rằng dữ liệu từ khóa họ sở hữu là tốt nhất trên thị trường, và điều này không phải là không có cơ sở.
Chính xác là bạn có thể lấy được dữ liệu từ khóa của đối thủ khá dễ dàng với Ahrefs. Các bước thực hiện như sau:
Xem Organic Keyword của đối thủ:
- Bước 1: Truy cập Ahrefs
- Bước 2: Nhập domain của đối thủ vào ô và nhấn tìm kiếm
- Bước 3: Chọn tab “Organic Keyword” để xem danh sách từ khóa được xếp hạng trong top 100 của đối thủ.
Xem các trang được xếp hạng tốt nhất của đối thủ và từ khóa đi kèm:
- Bước 1: Truy cập Ahrefs
- Bước 2: Nhập domain của đối thủ vào ô và nhấn tìm kiếm
- Bước 3: Chọn tab “Top Page” để xem danh sách các trang có traffic lớn nhất đi kèm từ khóa được xếp hạng cao nhất của đối thủ.
Sau đó, nhấn Export để tải về các từ khóa này và tiến hành chọn lọc.
Khám phá từ khóa mới với Keywords Explorer:
- Bước 1: Truy cập Ahrefs
- Bước 2: Chọn tab “Keywords Explorer”
- Bước 3: Nhập từ khóa cần phân tích và nhấn tìm kiếm
Sau đó, bạn sẽ thấy kết quả trả về bao gồm: Độ khó của từ khóa (Keywords Difficulty), Volume tìm kiếm, CPC và số lượng click vào từ khóa này:
Tiếp theo, chuyển đến tab “Keyword Ideas” để xem những gợi ý từ khóa liên quan:
Các chức năng đi kèm của Keyword Ideas bao gồm:
- Phrase match: Gợi ý chứa chính xác từ khoá chính bạn nhập
- Having same terms: Gợi ý có chứa từ khoá chính sắp xếp ngẫu nhiên
- Also rank for: Từ khoá mà các website khác trong top 10 được xếp hạng dựa vào từ khóa chính bạn nhập
- Also talk about: Từ khóa + cụm từ được đề cập đến trong 100 trang xếp hạng hàng đầu.
- Search suggestions: Từ khoá từ chức năng Google Autocomplete
- Newly discovered:Các từ khóa được Ahrefs nhập vào cơ sở dữ liệu của họ gần đây.
- Questions: Các từ khóa định dạng câu hỏi.
Tham khảo thêm: Top 6+ công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất hiện nay!
3. Phân loại từ khóa
Mục đích của việc phân tích từ khóa chính là xem xét hành vi tìm kiếm của khách hàng. Để từ đó dự đoán nhu cầu của họ là gì, và tiến hành xây dựng nội dung đáp ứng những nhu cầu đó.
Hiện nay, chúng ta có thể phân loại từ khóa theo các mục như sau:
- Từ khóa thương hiệu: Dịch vụ SEO LAGENCY;
- Từ khóa sản phẩm/dịch vụ: Dịch vụ viết bài SEO;
- Từ khóa cung cấp thông tin: Cách nghiên cứu từ khóa;
- Từ khóa hỏi đáp: Nên dùng công cụ nghiên cứu từ khóa nào?;
- Từ khóa theo insight tìm kiếm của người dùng: Dịch vụ SEO giá rẻ lên top nhanh;
- Từ khóa địa phương: Dịch vụ SEO tại Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng có đủ những từ khóa phân loại như vậy. Chúng ta sẽ cần dựa vào các trang có sẵn của đối thủ để tiến hành phân tích, gom nhóm hoặc tham khảo trên các diễn đàn liên quan. Chỉ có như vậy mới biết được thực sự khách hàng đang cần gì, đang quan tâm điều gì liên quan đến sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
4. Lọc từ khóa
Tiếp theo, chúng ta sẽ không lấy hết toàn bộ từ khóa đã có ở trên để lên nội dung mà sẽ tiến hành lọc ra những từ khóa phù hợp với mục tiêu SEO của mình. Để từ đó tối ưu hiệu quả và tránh lãng phí tài nguyên nguồn lực.
Ví dụ: Bạn chỉ cung cấp sản phẩm/dịch vụ tại Hồ Chí Minh thì chưa cần SEO ngay các từ khóa ở khu vực phía Bắc chẳng hạn.
Cách lọc từ khóa như sau:
Loại bỏ những từ khóa sai không chứa từ khóa hạt giống, không đúng địa điểm cần cung cấp sản phẩm dịch vụ (ví dụ: Tỉnh, quận, huyện), không có lượng tìm kiếm hoặc lượng tìm kiếm thấp.
Cuối cùng, sau khi loại bỏ những từ khóa không cần thiết, ta sẽ được bộ từ khóa đáp ứng được mục tiêu cần SEO.
5. Nhóm từ khóa
Chưa dừng lại ở việc lọc từ khóa, tiếp theo chúng ta cần gom nhóm các từ khóa này lại để phục vụ cho việc lên kế hoạch nội dung sao cho phù hợp nhất.
Tại sao cần nhóm keyword?
Nếu bạn đang thắc mắc tại sao cần gom nhóm từ khóa thì câu trả lời là để giảm chi phí SEO vì không phải đầu tư nhiều vào những URL không cần thiết. Một lý do khác quan trọng không kém chính là: Khi những từ khóa dài trong nhóm từ khóa đã gom lên top sẽ đem lại nhiều sức mạnh cho những từ khóa khó khác.
Các bước nhóm từ khóa như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào Ahrefs.com → Keywords Explorer
- Bước 2: Bỏ toàn bộ từ khóa đã phân tích ở trên → Chọn Việt Nam → Nhấn tìm kiếm
- Bước 3: Tiến hành update keyword để cập nhật chính xác hơn
- Bước 4: Sau khi Update → Tải (Export) file về máy tính vào xóa cột không cần thiết, giữ lại cột Keyword – Volume – Parent Keyword
- Bước 5: Sort Filter cột Parent Keyword sắp xếp các topic ahrefs đã nhóm
- Bước 6: Đối chiếu lại Keyword và Parent Keyword – Kiểm tra lại những Parent Keyword nghi ngờ Ahrefs nhóm chưa đúng;
- Bước 7: Xử lý các từ khóa nghi ngờ: Search Google ẩn danh đối chiếu lại những topic có chung nội dung lên top 10 có giống nhau không. Nếu khác nhau cần tách ra riêng tạo thành topic mới.
6. Xác định từ khóa cho từng giai đoạn của khách hàng
Đây cũng là một công đoạn quan trọng và mất khá nhiều thời gian, đó là xác định các từ khóa của từng giai đoạn mua hàng của khách hàng.
Lúc này, bạn sẽ xem xét mục đích tìm kiếm của từng từ khóa và phân loại xem chúng thuộc vào giai đoạn nào? Là tìm thu hút, nhận thức, khám phá, cân nhắc hay khi đã trở thành khách hàng?
7. Lên outline cho các từ khóa
Về cấu trúc outline cho từ khóa, cần có:
- Tiêu đề
- Mô tả
- Đoạn Sapo giới thiệu: Tóm tắt được ý chính của bài viết hoặc khơi gợi nỗi đau, lý do cần đọc bài viết này ngay bây giờ.
- Thân bài: Bao gồm các Heading có đoạn mô tả nội dung phù hợp, chèn từ khóa đúng cách và đừng quên gắn ảnh, video cũng như định dạng chúng thật chuyên nghiệp.
- Kết bài: Tổng kết lại nội dung của bài viết hoặc một đoạn CTA thật thuyết phục.
Khi đặt tiêu đề, hãy lựa chọn một cách đặt phù hợp với nội dung của bài viết. Bởi chúng ta có khá nhiều cách đặt tiêu đề như:
- So sánh: “So sánh máy lọc nước Karofi và máy lọc nước Kangaroo”;
- Trải nghiệm, demo: “Trải nghiệm dùng thử máy lọc nước cao cấp của Karofi”;
- Tổng hợp/Toplist: “Top 10+ máy lọc nước tốt nhất hiện nay”;
- Đe dọa: “Bệnh thường gặp do uống nước bẩn, xem để tránh!”;
- Bất ngờ, mới lạ: “Công nghệ tự ngắt thông minh của máy lọc nước”;
- Nghịch cảnh, éo le: “Muốn có máy lọc nước xịn nhưng giá rẻ phải làm sao?”;
- Cầu kỳ, thu hút: “Máy lọc nước Karofi 10 cấp lọc – công nghệ mới”;
- Tò mò, bí ẩn: “Nguồn nước nhà bạn có thực sự sạch?”;
- Khan hiếm: “10+ mẫu máy lọc nước thông minh đắt giá tại Việt Nam”;
- Hoặc hài hước, dí dỏm,…….
Một số mẹo đặt tiêu đề giúp gia tăng tỷ lệ click là:
- Tiêu đề nên chứa con số;
- Tiêu đề nên có tính từ thu hút, tạo cảm xúc;
- Tiêu đề đánh trúng mục đích tìm kiếm của người dùng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin, kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu từ khóa như: Vai trò, mục tiêu, cách tìm ý tưởng, công cụ nghiên cứu từ khóa, cách phân tích và lọc từ khóa sao cho phù hợp với mục tiêu SEO và gom nhóm chúng lại để xây dựng khung nội dung hiệu quả nhất.
Như đã chia sẻ ngay ở phần đầu bài viết, công việc trước tiên bạn cần làm đó là xác định được mục đích/mục tiêu của việc nghiên cứu từ khóa. Điều này sẽ giúp kế hoạch SEO đi đúng hướng, tạo ra hiệu quả như mong đợi. Nếu còn thắc mắc ở phần nào, đừng ngại chia sẻ ở bình luận để Loan giúp bạn giải đáp ngay nhé!