Menu Đóng

Broker là gì? Tiêu chí lựa chọn Broker mà Trader cần biết!

Broker là gì?

Broker là gì? Tiêu chí lựa chọn Broker mà Trader cần biết là gì? Đó là mục tiêu của bài viết này. Lagital.Com sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khoản thu nhập của các sàn giao dịch và Top Broker uy tín để bạn tham khảo!

Tìm hiểu về Broker
Tìm hiểu về Broker

Broker là gì?

Broker hay Nhà môi giới là các cá nhân, tổ chức có vai trò trung gian, kết nối người mua hoặc bán một loại sản phẩm hay tài sản bất kỳ trong một thị trường nhất định nào đó.

Ví dụ: Đối với thị trường bất động sản, nhiệm vụ của broker là tìm kiếm những người có nhu cầu mua nhà/đất để giới thiệu cho những người đang muốn bán.Hoặc ngược lại, tìm người có nhu cầu bán để giới thiệu cho người đang muốn mua. 

Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm tư vấn về giá cả và hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ mua bán. Tiền công họ nhận được từ môi giới chính là tiền hoa hồng mà bên mua hay bán trả khi giao dịch thành công. 

Forex broker cũng có thể hiểu tương tự như vậy. Họ giúp các nhà đầu tư truy cập vào thị trường ngoại hối. Tìm cách kết nối các nhà đầu tư với những người đang có nhu cầu mua hoặc bán giống họ trên khắp thế giới. 

Forex broker sẽ cung cấp một môi trường giao dịch, nơi nhà đầu tư muốn mua sẽ được gặp người đang muốn bán và ngược lại. Sản phẩm để giao dịch tại thị trường là các cặp forex, vàng, cổ phiếu…và nhiều loại tài sản khác. 

Broker là gì?
Broker là gì?

Phân loại Broker

Thị trường Forex có 2 nhóm Broker cơ bản là Dealing desk và No Dealing desk. Bản chất của từng nhóm Broker trong giao dịch cụ thể như sau: 

1. Dealing desk Forex Broker

Đây là những nhà tạo lập thị trường có sở hữu sẵn tính thanh khoản. Phí giao dịch sẽ ở mức cố định. Họ không hẳn là bên trung gian vì đã kết nối trực tiếp với nhà giao dịch. Các trader sẽ mua ngoại hối của các bên cung cấp lớn, rồi bán ra với mức giá cao hơn, bao gồm cả phí chênh lệch.

2. Non dealing desk Forex Broker

Đó là những nhà giao dịch online hoặc các nhà môi giới chuyển lệnh. Nhiệm vụ chính của nhóm này là nhận lệnh của các trader nhỏ lẻ rồi chuyển lệnh đến các bên cung cấp lớn hơn. 

Mỗi nhà cung cấp ngoại hối sẽ đưa ra các mức giá mua bán khác nhau. Vì thế, phí giao dịch sẽ không cố định mà luôn có sự biến động theo thị trường. 

Thu nhập của Broker đến từ đâu?

Thu nhập của Broker đến từ các khoản phí và hoa hồng trả cho công sức mà họ đã bỏ ra như sau:

1. Hoa hồng (Commissions)

Trước đây, trong cơ cấu doanh thu của các Broker, hoa hồng sẽ là nguồn thu chính. Mức hoa hồng đưa ra cao hay thấp thường dựa trên khối lượng giao dịch. Giao dịch càng lớn thì phí giao dịch sẽ càng giảm. 

Hoa hồng sẽ được tính dựa vào mỗi lần giao dịch. Dù mua vào hay bán ra thì các trader đều phải trả hoa hồng cho Broker. 

Nếu spread đơn giản chỉ là lấy giá bán trừ đi giá mua thì với hoa hồng, cần xác định thêm cả giá mua là bao nhiêu, định bán ra ở mức nào để tính được phí cho mỗi lần giao dịch. 

Có thể thấy rõ nếu Broker cung cấp 0% hoa hồng, nhưng cộng thêm khoản cố định vào phí spread sẽ vẫn dễ hơn cho trader trong việc tính toán mức phí mình mất trong giao dịch mua bán đó. 

Commissions
Commissions

2. Phí chênh lệch (Spread)

Spread là số tiền chênh lệch nhà môi giới có được giữa giá bán (bid price) và giá mua (ask price) đối với cặp tiền tệ nào đó. 

Ví dụ: Giá mua của cặp tiền EURUSD là 1,08442, còn giá bán là 1.08351 thì mức spread sẽ là 0.00091 (tương đương 0.91 pip). 

Một pip là đơn vị chuyển động giá của một cặp tiền tệ. Các Forex broker thường phân tích thị trường của cặp tiền tệ đó để đưa ra mức phí spread khác nhau. 

Với Non dealing desk broker thì mức spread này sẽ phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. 

Do cạnh tranh giữa các Broker thường khá cao, nên để thu hút các nhà giao dịch, các Broker hay bỏ phí hoa hồng. Thay vào đó, họ sẽ cộng thêm trong phí chênh lệch một mức giá cố định nào đó để bù đắp phần hoa hồng này.

3. Phí qua đêm (Swap)

Đối với thị trường Forex là thị trường của các Day trader, mức phí qua đêm được tính cho việc sử dụng đòn bẩy. Các Broker thường không tính lãi suất nếu các trader vay mượn và trả luôn trong ngày. 

Trên đây là 3 loại phí cơ bản nhất mà các Forex broker thu về được. Nguồn thu chính lớn nhất của Broker là hoa hồng và phí giao dịch. Tuy nhiên, do môi trường cạnh tranh khốc liệt khiến nhiều Broker mất đi một khoản doanh thu lớn.

Và tất nhiên, họ sẽ cố gắng tìm cách khác để tăng doanh thu cho mình. Chẳng hạn như đầu tư và cho vay các khoản tiền mà các trader để trong tài khoản chưa cần dùng tới.

Ví dụ: Họ sử dụng tiền trong tài khoản mà khách chưa dùng giao dịch để đem đi đầu tư hoặc gửi tiết kiệm. Broker sẽ nhận được lãi từ các hoạt động tài chính này và vẫn phải chia một phần lãi suất nhất định cho việc dùng tiền của khách. 

Phí qua đêm (Swap)
Phí qua đêm (Swap)

Tiêu chí lựa chọn Broker

Giữa các Broker luôn có sự cạnh tranh khốc liệt. Họ không ngừng quảng cáo khiến bạn không biết nên lựa chọn ai uy tín để gửi gắm tiền bạc của mình. Dưới đây là 6 tiêu chí giúp bạn đánh giá thế nào là 1 Broker uy tín: 

1. Tính an toàn

Đây là đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của một nhà môi giới uy tín. Sàn giao dịch uy tín sẽ phải nhận được sự cấp phép hoạt động bởi các tổ chức có thẩm quyền.    

2. Chi phí giao dịch

Tất nhiên Broker nào có phí giao dịch càng thấp sẽ càng tốt cho bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tối đa hóa được lợi nhuận cho mỗi lần giao dịch. 

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc giữa chi phí thấp và tính an toàn. Thường nhà môi giới có tính an toàn cao sẽ không bao giờ đi kèm với mức phí thấp. 

3. Giao dịch gửi và rút tiền

Broker đáng tin cậy sẽ cho phép bạn dễ dàng gửi và rút tiền bằng các phương thức khác nhau mà không thu thêm bất cứ phí gì. 

Còn nếu họ gây khó khăn khi bạn muốn rút tiền, hoặc kéo dài thời gian rút tiền quá mức cho phép thì bạn nên xem lại độ tin cậy của Broker này.  

4. Nền tảng giao dịch của Broker

Nền tảng giao dịch của Forex broker là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bạn cần xem xét. Vì đây chính là công cụ bạn sử dụng trong suốt quá trình giao dịch. 

5. Tốc độ thực hiện lệnh

Forex là thị trường có sự biến động rất nhanh. Vì thế, hãy lựa chọn Broker nào có tốc độ chuyển lệnh giao dịch nhanh để tăng khả năng khớp lệnh cho giao dịch của bạn.

6. Chăm sóc khách hàng

Đây cũng là yếu tố không kém quan trọng. Nhiều Broker chỉ tử tế khi bạn mở tài khoản, còn sau đó sẽ ngó lơ, bỏ mặc bạn đối mặt một mình với các khó khăn trong suốt quá trình giao dịch về sau. 

Cách chọn Broker uy tín!
Cách chọn Broker uy tín!

Top Broker uy tín năm 2023

Dù bạn đang trade Forex, Crypto hay chứng khoán, bạn cũng cần tìm những những Broker hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Từ đó, hạn chế rủi ro chọn phải Broker lừa đảo.

Sự việc tại Hải Phòng triệt phá nhiều công ty môi giới Forex hoạt động trái phép chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai nghe lời mời chào hấp dẫn của các Broker không giấy phép, không tên tuổi.

Vì thế, nếu ai đó liên hệ với bạn và giới thiệu sàn giao dịch, bạn hãy tìm hiểu kỹ về sàn đó trước khi gửi tiền ký quỹ nhé!

Một số sàn giao dịch uy tín trong lĩnh vực Forex:

Một số sàn giao dịch uy tín trong lĩnh vực tiền điện tử:

Một số sàn giao dịch uy tín trong lĩnh vực chứng khoán:

Chi tiết bạn có thể tham khảo trong các bài viết:

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã biết Broker là gì? Những tiêu chí lựa chọn Broker và một số gợi ý sàn giao dịch uy tín. Hãy đọc các bài viết liên quan trong bài để có nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *