Menu Đóng

Quy trình 6+ bước kinh doanh online thành công!

Kinh doanh Online

Theo báo cáo “Toàn cảnh thương mại điện tử” của Lazada, có tới 60% người tiêu dùng Việt có thói quen mua hàng trực tuyến. Do đó, kinh doanh online được đánh giá là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Nếu bạn đang nhen nhóm ý tưởng kinh doanh trực tuyến vào năm 2022 mà chưa biết bắt đầu từ đâu hãy tham khảo ngay 6 bước cơ bản dưới đây để bắt đầu xây dựng đế chế kinh doanh trực tuyến của riêng mình. 

Hãy coi đây là hướng dẫn bắt đầu kinh doanh dành cho người mới, vì tất cả những gì được chia sẻ đều rất dễ hiểu và gần như không sử dụng thuật ngữ chuyên ngành.

Tham khảo: Kiếm tiền online uy tín tại nhà!

Kinh doanh Online
Kinh doanh Online

Bước 1. Nghiên cứu thị trường

Nếu muốn kinh doanh online thành công, trước tiên, bạn cần xác định rõ thị trường mục tiêu mà mình hướng đến là gì. Hay nói cách khác là bạn sẽ phục vụ ai? 

Ví dụ: Nếu bạn đã từng trải qua thời kỳ giảm cân đầy gian khổ, bạn sẽ hiểu những vấn đề và mong muốn của những người béo phì khác. Do đó, việc bán các sản phẩm hỗ trợ giảm cân trực tuyến sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thêm vào đó, hoạt động tiếp thị của bạn cũng sẽ thành công hơn vì bạn đã hiểu rõ về cách giao tiếp với đối tượng này rồi.

Ngược lại, nếu bạn chưa từng trải qua cảm giác thừa cân, béo phì một lần nào trong đời, có lẽ bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong quá trình kinh doanh sản phẩm hỗ trợ giảm cân đấy.

Vì vậy, khi lựa chọn đối tượng mục tiêu, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

  • Sở thích và đam mê của tôi là gì?
  • Có lĩnh vực nào mà tôi am hiểu nhiều không?
  • Tôi thường dành phần lớn thời gian để suy nghĩ về điều gì?
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường

Bước 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường ngách, xác định các chiến thuật tiếp thị thành công cũng như dự đoán xu hướng mới. 

Bất kỳ ai đang học cách kinh doanh online hoặc đã kinh doanh online nhưng không thành công thì nên xem lại bước này.

Vậy làm thế nào để bạn tiến hành phân tích một đối thủ cạnh tranh? Dưới đây là một số gợi ý: 

  • Trải nghiệm và đánh giá một hoặc một vài sản phẩm mà họ bán (nhất là những sản phẩm bán chạy);
  • Theo dõi họ trên mạng xã hội;
  • Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu có trả phí của các sàn TMĐT.

Trong khi thực hiện các biện pháp này, hãy ghi lại những phát hiện của bạn kèm theo ghi chú về mỗi cách tiếp cận. Bằng cách phân tích trải nghiệm khách hàng và xem cách họ thu hút mọi người qua nội dung, bạn có thể xác định các chiến thuật mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng để thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 3. Xác định kênh bán hàng

Một số kênh bán hàng từ miễn phí đến trả phí mà bạn có thể cân nhắc tiếp cận là:

  • Bán hàng trên fanpage hoặc trang cá nhân Facebook: Điểm mạnh của kênh này là dễ bán. Nghĩa là bạn gần như có thể bán được mọi thứ trên Facebook, từ sản phẩm vật lý đến sản phẩm vô hình, từ đồ cũ đến đồ mới, thậm chí cả những sản phẩm nhạy cảm cũng có thể lách được. Trong đó hình thức “nổ đơn” hiệu quả nhất là chạy quảng cáo và livestream, tuy nhiên chạy quảng cáo cũng rất hên xui nếu như bạn set camp không hiệu quả;
  • Bán hàng trên Instagram: Điểm mạnh nổi bật nhất của Instagram là hình ảnh đẹp. Vì vậy kênh bán hàng này chỉ thích hợp với những sản phẩm vật lý được đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, chẳng hạn như trang sức, quần áo, giày dép,…
  • Bán hàng trên Zalo: Kênh này có lẽ ít được các shop sử dụng để bán hàng, nhưng nó lại chính là kênh remarketing miễn phí và mang lại hiệu quả tốt nhất. Nghĩa là sau khi chạy quảng cáo ra đơn, bạn dùng SĐT đó của khách hàng để kết bạn zalo và sử dụng nền tảng này để bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng;
  • Bán hàng trên TikTok Shop: Đây là kênh bán hàng online có tuổi đời trẻ nhất, chỉ mới được TikTok cho ra đời vào đầu năm 2022 nhưng tỷ lệ ra đơn thì khá ổn định. Thời gian build kênh trên TikTok cũng thường ngắn hơn nhiều so với thời gian build kênh trên Facebook và Instagram;
  • Bán hàng trên website: Ưu điểm của website là giúp bạn tăng độ uy tín và xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, các shop bán hàng quy mô nhỏ thường không sử dụng kênh này để bán hàng vì chi phí thiết kế và duy trì website là con số không hề nhỏ;
  • Bán hàng trên các sàn TMĐT B2C (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,…): Đây có lẽ là kênh bán hàng có số lượng người bán và người mua đông đảo nhất trong tất cả các hình thức kể trên. Vì vậy nếu bạn muốn kinh doanh online thì sàn TMĐT là kênh mà bạn nhất định không được bỏ qua.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể tham khảo một kênh bán hàng mới, đó là: Affiliate Marketing

Các kênh bán hàng online
Các kênh bán hàng online

Bước 4. Tìm nguồn hàng

Sau khi đã nghiên cứu và vạch ra kế hoạch kinh doanh online rất chi tiết rồi, việc tiếp theo là tìm được nguồn hàng tốt với giá cả tốt nhất.

Có 5 phương án tìm nguồn hàng sỉ bạn có thể tìm hiểu là:

  • Nhập hàng tận gốc từ nhà sản xuất: Ưu điểm của phương án này là giá thành rẻ, chất lượng đảm bảo (không sợ hàng fake) và thường xuyên nhận được ưu đãi, chiết khấu của nhà sản xuất. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất để trở thành nhà phân phối cấp 1 của doanh nghiệp;
  • Chợ đầu mối: Ở đây chủ yếu bán các mặt hàng quen thuộc với số lượng lớn như giày dép, túi xách, quần áo và đồ gia dụng. Một số khu chợ đầu mối nức tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như chợ Ninh Hiệp, chợ đầu mối Long Biên, chợ đầu mối Minh Khai, chợ Đồng Xuân, chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, chợ Hồ Thị Kỷ,…
  • Tìm trên Google và MXH: Chỉ cần tìm kiếm theo cú pháp “nguồn hàng sỉ + sản phẩm cần tìm”, bạn sẽ nhận được hàng trăm địa chỉ nhập hàng khác nhau từ Nam ra Bắc. Ưu điểm của phương án này là bạn có thể so sánh giá thành của nhiều đơn vị khác nhau mà không cần mất công đến tận nơi hỏi thăm;
  • Order trực tiếp từ các website B2B: Một số sàn TMĐT B2B nổi tiếng mà bạn có thể tìm hiểu để nhập các mặt hàng quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách và đồ gia dụng với giá sỉ như Taobao.com, Tmall.com, 1688.com, Alibaba.com, Aliexpress.com, thitruongsi.com, nguonhangtot.com.vn,…
  • Nhập hàng xách tay: Ưu điểm của hàng xách tay là vì không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và không cần trả tiền cho bên vận chuyển nên giá khá mềm, chất lượng hàng cũng được đảm bảo hơn so với hàng trôi nổi trên thị trường.
Tìm nguồn hàng giá rẻ
Tìm nguồn hàng giá rẻ

Bước 5. Chuẩn bị vốn để kinh doanh online

Sau khi cân nhắc và lựa chọn được nguồn hàng, bạn cần thống kê số lượng sản phẩm cần nhập ở giai đoạn đầu để chuẩn bị vốn. Tốt nhất là nên nhập với số lượng ít nhưng đa dạng chủng loại một chút để test xem sản phẩm nào bán tốt nhất. 

Sau đó lấy tiền lãi để xoay vòng vốn nhập hàng đợt 2 với số lượng lớn hơn. Không nên ôm nhiều hàng ở giai đoạn 1 nếu như bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh online để hạn chế tối đa tình trạng tồn kho.

Bước 6. Thiết kế website bán hàng

Thật ra nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ thì làm đến bước 5 là đủ rồi. Còn nếu bạn muốn xây dựng một đế chế kinh doanh trực tuyến của riêng mình thì việc xây dựng website bán hàng là điều cần thiết. 

Website được xem như “mặt tiền” đại diện của một doanh nghiệp vậy đó. Khi khách hàng muốn tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm, họ thường quan sát website và cách bày trí gian hàng trên các trang TMĐT trước đã, rồi mới đưa ra quyết định mua hàng. 

Ở đây bạn có thể trưng bày, giới thiệu tất cả các mặt hàng mà mình đang kinh doanh cho khách xem. Khi muốn thay đổi một vài thông tin liên quan đến sản phẩm, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị website là đã có thể dễ dàng thay đổi rồi. Ngoài ra, website còn được tích hợp nhiều plugin giúp khách hàng tăng trải nghiệm mua sắm mà không cần ra cửa hàng trực tiếp.

Vốn ít, lợi nhuận cao và đa dạng kênh bán hàng là những ưu điểm dễ thấy của hình thức kinh doanh online. Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây có thể giúp bạn khởi nghiệp thành công. Chưa bao giờ là quá muộn để kinh doanh, vì vậy nếu đã có ý tưởng thì hãy bắt tay triển khai ngay hôm nay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *