Menu Đóng

2+ Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả!

Quản lý tài chính cá nhân

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất là gì? Làm sao để quản lý tiền bạc một cách thông minh? Chắc hẳn bạn cũng như mình, đều ít lần “đau đầu” vì tiền. Phải chăng do chúng ta ít tiền nên mọi thứ trở nên khó khăn hơn? Hầu hết chúng ta đều nghĩ vậy cho đến khi biết đến những nguyên tắc quản lý tiền bạc cá nhân dưới đây:

Tìm hiểu ngay: Tài chính là gì?

Quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân

Vì sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính là một công việc khó nhằn và không phù hợp với tất cả mọi người?

Nhận định trên không hoàn toàn sai, nhưng cũng không chính xác.

Đồng ý là có nhiều người trong chúng ta không đặt nặng việc quản lý tài chính, phần vì không có kiến thức, phần vì sợ các con số, ngại đụng chạm đến tiền bạc, phần khác là do tài chính dư giả, chẳng cần bận tâm đến các khoản chi tiêu.

Vậy khi sa cơ lỡ vận, khi khó khăn về kinh tế ập đến, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Có thể nói, quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và các hộ gia đình. Nếu biết cách quản lý tài chính tốt từ khâu kiểm soát chi tiêu, tối ưu danh mục đầu tư tài chính,… sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tối đa các vấn đề gặp phải trong cuộc sống,…

Bạn sẽ nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính như mong muốn. Cuộc sống khi đó sẽ rất thảnh thơi và không bị áp lực về tiền bạc. 

2+ Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Có khá nhiều cách quản lý tài chính cá nhân và mỗi cách lại phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 2 cách phù hợp với đại đa số và mang lại hiệu quả tích cực sau khi áp dụng:

1. Quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20

Theo nhiều chuyên gia kỳ cựu cho rằng: Không quan trọng bạn có bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu và biết cách khiến chúng sinh nôi, nảy nở hơn. Do đó, khi cầm một khoản tiền trong tay, đừng vội nghĩ nên tiêu vào việc gì mà nghĩ nên quản lý số tiền này ra sao. 

Với những người đang mới tập tành quản lý tài chính, nguyên tắc 50/30/20 chính là một gợi ý rất hay. 

Nguyên tắc này do Elizabeth Warren – một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 do tạp chí Times bình chọn có đề cập đến trong cuốn sách nổi tiếng của bà. Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ chia khoản tiền có được theo từng nhóm riêng biệt để có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn. Cụ thể:

phương pháp 50/30/20
Phương pháp 50/30/20
  • Nhóm 50% dùng trong chi tiêu thiết yếu

Đây là những khoản chi tiêu bạn bắt buộc phải bỏ ra dù ở bất cứ giai đoạn nào đi chăng nữa. Bao gồm mua thực phẩm, trả tiền thuê nhà, điện, nước, internet,…

Không nên chi quá 50% cho các chi phí này. Nếu lỡ vượt quá thì hãy tìm cách giảm bớt chi phí bằng cách nấu ăn tại nhà, chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng; tiết kiệm điện, nước…

Trường hợp bất khả kháng thì phải cắt bớt một số khoản chi khác để bù cho chi phí thiết yếu. 

  • Nhóm 30% dành cho chi tiêu linh hoạt

Nhóm này gồm các khoản chi cho nhu cầu giải trí, hưởng thụ hay các phát sinh bất ngờ khác. Đó có thể là đi cà phê với bạn bè, xem phim với người yêu, mua điện thoại mới, sửa xe hỏng…

Trong cuộc sống hiện đại, sẽ có rất nhiều khoản chi không thể kể tên được ngay. Mục tiêu chung là cần giảm bớt tối đa chi phí của nhóm linh hoạt này và tăng càng nhiều càng tốt cho nhóm tích lũy.  

  • Nhóm 20% dành để tích luỹ, đầu tư sinh lời

Nhóm này là khoản tiền dùng để tích lũy và đầu tư các kênh sinh lời như trái phiếu, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng… Nếu giá trị khoản này càng lớn thì tương lai về sau của bạn hay cả gia đình sẽ càng được đảm bảo hơn. 

Tìm hiểu: Kênh đầu tư tài chính sinh lời tốt nhất!

Tích luỹ
Tích luỹ

2. Quản lý tiền bạc cá nhân với 6 cái lọ

Harv Eker là cha đẻ của những cuốn sách làm giàu nổi tiếng là “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”. Ông từng đề cập đến cách quản lý tài chính cá nhân của bản thân là quy tắc 6 cái lọ. 

Mỗi lọ chứa các tỷ lệ và mục đích sử dụng khác nhau như sau:

  • Lọ 1 là “Quỹ Tự do tài chính” chứa 10% thu nhập

Đây là lọ chứa 10% thu nhập để dùng làm quỹ dự phòng cho tương lai và các dự định riêng của bản thân. Nhờ quỹ này, bạn sẽ có một khoản để nghỉ hưu sớm hoặc chi tiêu cho các đam mê, sở thích. 

  • Lọ 2 là “Quỹ Tiêu dùng dài hạn” chứa 10% thu nhập

Quỹ giúp bạn chủ động hơn khi đối mặt với những tình huống phát sinh như tai nạn, bệnh tật…

  • Lọ 3 là “Quỹ Giáo dục” chứa 10% thu nhập

Nâng cao kiến thức và năng lực sẽ giúp bạn tạo ra nhiều mối quan hệ và tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển hơn. 

Quỹ này có thể dùng vào các việc như bỏ tiền ra để mua các khóa học giao tiếp hay kinh doanh tài chính.   

  • Lọ 4 là “Quỹ Hưởng thụ” chứa 10% thu nhập

Mục đích cuối cùng của việc cố gắng kiếm tiền hay tự do tài chính là để sống một cuộc đời hạnh phúc và vui vẻ. Vì thế, bạn cũng đừng nên quá tiết kiệm mà quên đi nhu cầu giải trí và hưởng thụ của mình. 

Quỹ sẽ được dùng để chi cho những thú vui này như một phần thưởng đền đáp cho quãng thời gian bạn đã nỗ lực hết mình. Đây cũng chính là động lực để bạn thêm cố gắng nhiều hơn trong tương lai.  

  • Lọ 5 là “Quỹ Chia sẻ/Cho đi” chứa 5% thu nhập

Cho đi cũng là cách khiến bạn sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn. Có rất nhiều mảnh đời khó khăn cần đến sự giúp đỡ. 

Nếu giúp đỡ được họ, bạn sẽ thấy ấm lòng hơn, muốn cố gắng làm việc và tích lũy để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa. Quỹ này bạn có thể dùng để giúp đỡ bạn bè, người thân khi gặp khó khăn. 

  • Lọ 6 là “Quỹ Tiêu dùng thiết yếu” chứa 55% thu nhập

Đây là quỹ chính dùng để chi cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như sinh hoạt, ăn uống, mua quần áo…

Tùy vào mức thu nhập mà số % dành cho quỹ này có thể điều chỉnh để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu hàng ngày được đáp ứng đầy đủ nhất.Trên đây là những quy tắc quản lý tài chính rất hay và thiết thực mà các bạn có thể áp dụng cho bản thân. Bạn thích cách nào hơn? 50/30/20 hay 6 cái lọ?

Có thể bạn quan tâm: App vay tiền Online uy tín, giải ngân nhanh

Nguyên tắc 6 cái lọ trong quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc 6 cái lọ trong quản lý tài chính cá nhân

Một số lưu ý khi quản lý tiền bạc

Không thể phủ nhận yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều trong quản lý tài chính vì chúng ta là con người chứ không phải cái máy. Vì thế, bạn cần học được cách giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý lên các quyết định về tài chính bằng cách:

  • Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiếp thị, quảng cáo: Càng ít thấy quảng cáo, bạn sẽ càng hạn chế tiêu tiền vào những thứ không cần đến.
  • Tránh xa các cám dỗ về sở thích: Hãy tránh xa các cửa hàng, quán ăn vặt, trung tâm mua sắm…
  • Hiện đại hóa quy trình quản lý tài chính: Sử dụng tiện ích ngân hàng để chuyển một khoản tiền cố định hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm. 
  • Cài đặt các ứng dụng quản lý tài chính thông minh để ghi chép lại chi tiêu mỗi ngày, phân tích những biến động về số dư, nhắc bạn nếu chi tiêu quá mức cho phép như các phần mềm Level Money, HomeBudget, My Expenses, Pocket Guard…
  • Đấu tranh tâm lý: Luôn tự hỏi có cần thiết để mua món đồ đó hay không. 

Dù chọn cách nào đi chăng nữa, Lagital tin rằng chỉ cần bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát tiền bạc: Không chi tiêu quá tay nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu giải trí và yên tâm hơn khi có một khoản tiền tích lũy về sau. Thiết nghĩ, đó mới là cách quản lý tiền bạc thông minh.

Có thể bạn quan tâm: Cách tiết kiệm tiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *