Menu Đóng

FBS là gì? Đánh giá sàn FBS có uy tín không?

Sàn FBS

Trong bài viết này, Lagital sẽ cùng bạn tìm hiểu về sàn FBS – một trong những sàn Forex nổi tiếng được nhiều trader tin tưởng giao dịch.

Sàn FBS
Sàn FBS

FBS là gì?

FBS là một nhà môi giới CFD được thành lập vào năm 2009 tại Belize. FBS hiện đang phục vụ hơn 14 triệu khách hàng tại 190 quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó, lượng khách hàng trung thành chiếm tới 80%. Trung bình mỗi ngày có khoảng 7000 tài khoản được tạo mới trên sàn FBS.

Để đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ như vậy, phần lớn nhờ vào hướng đi vô cùng khôn ngoan của FBS mà rất ít sàn forex tương tự có thể làm được. Đó chính là thành lập website theo ngôn ngữ riêng tại mỗi quốc gia trong khi các sàn khác chỉ thông qua IP truy cập của nhà giao dịch để tự động chuyển đổi ngôn ngữ mà thôi.

Hiện tại, số lượng website mà FBS đang sở hữu là hơn 19 website. Hầu hết những người lần đầu tiên truy cập vào nền tảng giao dịch của FBS đều có chung một cảm nhận, đó là sự thân thiện và gần gũi. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến FBS thu hút được một lượng lớn khách hàng giao dịch tới vậy.

FBS là gì?
FBS là gì?

Đánh giá sàn FBS chi tiết

1. Ưu điểm

  • FBS thu phí giao dịch CFD cổ phiếu và chỉ số chứng khoán ở mức thấp;
  • Không thu phí ngừng hoạt động.;
  • Gửi và rút tiền miễn phí;
  • Quá trình mở tài khoản đơn giản và nhanh chóng;
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt;
  • Cung cấp nhiều tài liệu giáo dục hữu ích cho khách hàng.

2. Nhược điểm

  • FBS có danh mục sản phẩm hạn chế: chỉ bao gồm CFD;
  • Phí giao dịch CFD ngoại hối khá cao;
  • Mặc dù tài sản CFD tiền điện tử của FBS là rất tốt, nhưng các loại tài sản CFD khác lại tụt hậu so với danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá sàn
Đánh giá sàn

3. Giấy phép của FBS

FBS hiện đã nhận được giấy phép hoạt động do 4 cơ quan tài chính quốc tế cung cấp, đó là:

  • Giấy phép Tradestone Limited số 353534 được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC);
  • Giấy phép Intelligent Financial Markets Pty Ltd số 426359 được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC);
  • Giấy phép FBS Markets Inc. số 119717 được quản lý bởi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (IFSC);
  • Giấy phép TRADE STONE SA (PTY) LTD số 0885 được quản lý bởi Cơ quan quản lý khu vực tài chính (FSCA).

4. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Bạn có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng của FBS thông qua:

  • Trò chuyện trực tiếp;
  • Điện thoại;
  • Email.

Qua trải nghiệm cá nhân thì chúng tôi đánh giá dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại FBS rất tốt. Chúng tôi đã gửi thử 2 email và đều nhận được câu trả lời chi tiết chỉ trong vòng một ngày.

Sàn FBS có uy tín không?

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ uy tín của một nhà môi giới nói chung. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào 3 tiêu chí mà chúng tôi cho là quan trọng nhất cần được xem xét khi xác định liệu nhà môi giới đó có tốt hay không. Đó là:

  • Nhà môi giới được quản lý bởi cơ quan nào?
  • Bạn sẽ được bảo vệ như thế nào nếu chẳng may có sự cố xảy ra?
  • Tiểu sử của nhà môi giới là gì?

1. FBS được quản lý bởi cơ quan nào?

Càng ngày chúng ta càng được nghe nhiều câu chuyện về những khách hàng bị mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo trên Telegram hoặc thông qua các dịch vụ không được kiểm soát.

Với mong muốn những cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho người đọc, chúng tôi chỉ giới thiệu những nhà môi giới được quản lý bởi các cơ quan quản lý tài chính uy tín top đầu thế giới.

Và với 4 loại giấy phép đã liệt kê ở phần trên, chúng ta có thể tạm khẳng định bước đầu rằng FBS là một nhà môi giới đáng tin cậy.

Sàn FBS có uy tín không?
Sàn FBS có uy tín không?

2. Bạn được bảo vệ như thế nào khi giao dịch tại FBS?

FBS hoạt động thông qua các pháp nhân khác nhau. Điều này là rất quan trọng, bởi vì mức độ bảo vệ nhà đầu tư mà bạn đủ điều kiện nhận được là khác nhau giữa các tổ chức. Cụ thể như sau:

Quốc gia của KH Số tiền bảo vệ Cơ quan điều chỉnh Thực thể pháp lý
EEA 20.000€ CySEC Tradestone Ltd.
Úc ASIC Financial Markets Pty Ltd
Nam Phi FSCA Trade Stone SA (STY) Ltd
Các quốc gia khác IFSC FBS Markets Inc

Như vậy, sàn FBS chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ số dư âm đối với các khách hàng thuộc Liên minh Châu Âu mà thôi.

Ngoài ra, FBS không được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào và không có thông tin tài chính nào được công bố rộng rãi.

Với những thông tin này, bạn cần cân nhắc về mức độ đảm bảo của sàn FBS.

3. Tiểu sử của FBS

Cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét về lịch sử phát triển của FBS từ 2009 tới nay.

Trong những năm hoạt động thành công, FBS đã nhận được hơn 60 giải thưởng quốc tế công nhận họ là Nhà môi giới minh bạch và có Dịch vụ khách hàng tốt nhất. Đây thực sự là một trong những Thương hiệu được khen thưởng nhiều nhất trên toàn thế giới.

Tổng kết lại, FBS là một sàn giao dịch uy tín. Tuy nhiên nó sẽ thích hợp với những nhà đầu tư mạo hiểm hơn là nhà đầu tư cần sự an toàn.

Các loại tài khoản

FBS cung cấp 6 loại tài khoản khác nhau cho khách hàng, bao gồm:

  1. Tài khoản Standard: Dành cho những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm giao dịch trong thị trường Ngoại hối;
  2. Tài khoản Cent: Dành cho những nhà đầu tư mới bắt đầu;
  3. Tài khoản Micro: Dành cho những nhà đầu tư cần tính toán lợi nhuận một cách chính xác từ thị trường Ngoại hối;
  4. Tài khoản Zero Spread: Dành cho những nhà đầu tư thích giao dịch với tốc độ cao;
  5. Tài khoản ECN: Dành cho những nhà đầu tư muốn trải nghiệm sức mạnh giao dịch với công nghệ ECN.
  6. Tài khoản Tiền điện tử: Dành cho những nhà đầu tư cần giao dịch tiền điện tử với mức chênh lệch thấp.

Mỗi loại tài khoản này sẽ khác nhau cả về số tiền ký quỹ ban đầu, spreads, đòn bẩy lẫn khối lượng giao dịch tối thiểu được yêu cầu.

FBS cung cấp tất cả các loại tài khoản kể trên cho cả 2 phần mềm là MT4 và MT5. Trong đó, phần mềm MT4 có đủ 6 loại tài khoản, còn phần mềm MT5 sẽ chỉ có 2 loại tài khoản là Standard và Cent mà thôi. Như vậy, nếu muốn giao dịch CFD cổ phiếu, bạn nên mở tài khoản Standard và Cent thuộc MT5 bạn nhé.

Xem hướng dẫn: Mở tài khoản sàn FBS

Chọn loại tài khoản FBS bạn muốn mở
Chọn loại tài khoản FBS bạn muốn mở

Sản phẩm giao dịch và đòn bẩy của FBS

FBS hiện đang cung cấp 4 loại sản phẩm giao dịch gồm:

  1. Tiền tệ forex (37 cặp): Trong số 37 cặp này có 9 cặp là cặp tiền tệ hiếm, 28 cặp tiền tệ còn lại hưởng đòn bẩy tối đa là 1:3000;
  2. Hàng hóa: Cụ thể là kim loại, bao gồm vàng, bạc, palladium và bạch kim. Trong đó hai hàng đầu tiên có mức đòn bẩy là 1:333, hai loại hàng hóa còn lại có mức đòn bẩy là 1:100;
  3. ETF CFD (5 mã) với mức đòn bẩy là 1:100;
  4. Cổ phiếu CFD (33 mã) với mức đòn bẩy là 1:10.

Về cơ bản, mức đòn bẩy cao nhất mà FBS cho phép là 1:3000. Tuy nhiên, không phải bạn nạp bao nhiêu tiền cũng đều được hưởng mức đòn bẩy này. Cụ thể:

  • Số tiền nạp dưới 200 USD thì đòn bẩy là 1:3000;
  • Số tiền nạp từ 200 – 2.000 USD thì đòn bẩy là 1:2000;
  • Số tiền nạp từ 5.000 – 30.000 USD thì đòn bẩy là 1:500;
  • Số tiền nạp từ 30.000 – 150.000 USD thì đòn bẩy là 1:200.
Sản phẩm giao dịch trên sàn FBS
Sản phẩm giao dịch trên sàn FBS

Như vậy, bạn nạp tiền càng nhiều tiền thì mức đòn bẩy sẽ càng thấp theo. Đặc biệt, để đề phòng rủi ro cho trader trong trường hợp giữ lệnh qua tuần, FBS có quyền giảm đòn bẩy hoặc thay đổi lượng tiền ký quỹ trong nhiều lần.

Chính sách này mà FBS đưa ra có thể khiến cho nhiều trader yêu thích giao dịch với mức đòn bẩy cao cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên, đòn bẩy càng cao thì nguy cơ rủi ro mà bạn có thể gặp phải cũng sẽ càng lớn. Cho nên FBS cũng chỉ muốn đảm bảo sự an toàn cho vốn giao dịch ký quỹ của trader mà thôi.

Nền tảng giao dịch

FBS không có nền tảng giao dịch web độc quyền của riêng mình. Thay vào đó, họ sử dụng MetaTrader 4 và 5, một nền tảng của bên thứ ba. Nền tảng giao dịch trên web của FBS có khả năng tùy biến tuyệt vời. Bạn có thể dễ dàng thay đổi vị trí và kích thước của các tab. Tuy nhiên, thiết kế trên web có cảm giác lỗi thời và một số tính năng cũng khó tìm.

Tuy không có nền tảng giao dịch trên web nhưng FBS lại có một nền tảng giao dịch di động của riêng mình, có tên là FBS Trader. Nền tảng này có sẵn trên cả hệ điều hành iOS và Android.

FBS Trader được đánh giá là thân thiện với người dùng và được thiết kế tốt. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy mọi thứ trên màn hình chính như:

  • Loại hợp đồng;
  • Khối lượng giao dịch;
  • Khối lượng mua vào/bán ra;
  • Thông tin về lợi nhuận;
  • Stop Loss.

Ngoài ra, phiên bản FBS Trader còn cung cấp thông tin đăng nhập hai bước để đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể sử dụng xác thực bằng vân tay hoặc Face ID, những tính năng giúp quá trình đăng nhập thuận tiện hơn.

Nền tảng FBS trader
Nền tảng FBS trader

Phí giao dịch

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến phí môi giới. Có 2 loại phí môi giới mà bạn cần để ý là phí giao dịch & phí phi giao dịch.

  • Phí giao dịch chỉ phát sinh khi bạn thực hiện giao dịch. Phí này có thể là hoa hồng (commissions), chênh lệch (spreads) và phí chuyển đổi (conversion fees).
  • Phí phi giao dịch gồm các khoản phí không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện giao dịch. Phí này có thể là phí rút tiền hoặc phí không hoạt động.

Để có một cái nhìn tổng quan rõ ràng về FBS, bước cuối cùng là tìm hiểu về phí giao dịch. FBS có phí CFD cổ phiếu và chỉ số chứng khoán thấp, nhưng nó tính phí CFD ngoại hối. Phí chuẩn ngoại hối của FBS là $20,000 với đòn bẩy 30:1 giữ được trong một tuần.

Còn về phí phi giao dịch, FBS có phí phi giao dịch rất thấp. Trader không mất phí gửi, rút và cũng không tính phí ngừng hoạt động. Đây là một điểm cộng tuyệt vời và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Nếu đang muốn trade forex, chỉ số hay crypto, bạn có thể mở ngay một tài khoản trên sàn FBS để trải nghiệm và học hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm khi giao dịch.

Tham khảo đánh giá về: Sàn XTB

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *