Hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Đây là vùng giúp trader vào lệnh với tỷ lệ thắng cao hơn. Vậy Hỗ trợ là gì? Kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng như thế nào?
Hỗ trợ là gì?
Hỗ trợ là vùng giá mà tại đó phe mua (bò) có xu hướng đẩy giá lên. Nói cách khác, một vùng được xem là hỗ trợ khi tại đó phe mua nhiều lần lao vào mua.
Bạn có thể coi vùng kháng cự là vùng giá sàn.
Kháng cự là gì?
Kháng cự là vùng giá mà tại đó phe bán (gấu) có xu hướng đẩy giá đi xuống. Cũng tương tự như hỗ trợ, một vùng được xem là kháng cự khi phe bán lao vào bán nhiều lần tại đó.
Bạn có thể coi vùng kháng cự là vùng giá trần.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
- Coi hỗ trợ/kháng cự là một vùng giá, không phải một điểm giá
Nhiều trader mới thường coi hỗ trợ/kháng cự là một điểm giá cụ thể, nên khi vào lệnh thường bị sai dẫn đến thua lỗ.
Do đó, khi xác định hỗ trợ/kháng cự hãy xác định ở một khoảng giá. Nó có thể kéo dài từ thân nến đến hết bóng nến (râu nến).
Hãy xem ví dụ minh họa trong hình sau:
- Xem biểu đồ đường để xác định vùng hỗ trợ/kháng cự dễ hơn, nhưng đây không phải cách hay
Nếu biểu đồ nến với các thanh nến cao thấp khác nhau khiến bạn khó xác định vùng kháng cự/hỗ trợ, hãy sử dụng biểu đồ đường xem sao.
Tuy nhiên, việc cứ đổi từ biểu đồ này sang biểu đồ khác chỉ để xác định vùng hỗ trợ kháng cự sẽ rất mất công. Bạn nên tập xem biểu đồ nến nhiều hơn sẽ thấy việc xác định không quá khó như bạn nghĩ.
Việc quan sát biểu đồ nến giúp bạn đánh giá lực mua/bán tốt hơn là biểu đồ đường, vì thế hãy tập làm quen với nó nhé!
Tham khảo: 4+ Loại biểu đồ Forex thường sử dụng
- Nên vẽ vùng kháng cự/hỗ trợ ở gần giá hiện tại
Những vùng phản ứng gần nhất chính là vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng nhất.
- Xác định hỗ trợ kháng cự ở đúng khung thời gian trade
Nếu bạn đang trade khung M15 hãy xác định vùng hỗ trợ kháng cự ở chính khung này. Đừng xác định ở khung H1 nhưng lại trade khung M15 nhé!
- Có một số tín hiệu/chỉ báo có thể dùng để xác định vùng kháng cự hỗ trợ tiềm năng
Đó là:
+ Đỉnh và đáy trước
+ Mô hình nến
+ Đường trung bình
+ Đường xu hướng
+ Dải Bollinger
+ Fibonacci
- Cần quan sát nến để loại bỏ yếu tố đảo chiều
Tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, giá có thể không đi theo xu hướng trước nữa mà sẽ đảo chiều. Việc của chúng ta là phải quan sát nến để tìm tín hiệu trước khi vào lệnh.
Một số lưu ý quan trọng khi giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
- Cần hiểu rằng hỗ trợ và kháng cự là một vùng, không phải một mức giá cụ thể.
- Hỗ trợ có thể biến thành kháng cự và ngược lại.
- Vùng kháng cự/hỗ trợ sẽ càng mạnh nếu giá phản ứng càng nhiều lần tại đó.
- Hãy chú ý đến vùng kháng cự/hỗ trợ gần nhất để quan sát phản ứng của giá.
- Không có gì chắc chắn 100% rằng đường hỗ trợ/kháng cự sẽ bị phá vỡ, điều chúng ta cần làm là quan sát phản ứng của giá rồi mới vào lệnh.
- Có thể chờ giá quay lại retest vùng hỗ trợ/kháng cự rồi vào lệnh để có tỉ lệ R:R tốt nhất!
Trên đây là những chia sẻ về hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật, tuy có vẻ đơn giản nhưng đây là kiến thức cốt lõi quan trọng bạn cần nắm để có xác xuất thắng cao hơn khi giao dịch Forex. Vì thế, hãy học nó thật kỹ và luyện tập nhiều lần nhé!