Khi giao dịch trên thị trường Forex, chắc chắn bạn sẽ cần biết đến các loại lệnh như: Buy, Sell, Limit Order, Stop Order,… Vậy cụ thể cách đặt các loại lệnh trong Forex như thế nào? Cùng tìm hiểu cùng Lagital.Com nhé!
1. Lệnh thị trường (Market Order)
Lệnh thị trường (Market Order) là lệnh được thực thi ngay ở thời điểm hiện tại của thị trường. Bao gồm lệnh mua (buy) và lệnh bán (sell).
Chúng ta sẽ lấy ví dụ với cặp GBP/USD có giá (bán – bid/mua – ask) hiện tại là 1.39588/1.39610:
1.1 Lệnh Buy
Nếu bạn thực hiện lệnh mua (buy) ngay lập tức thì bạn sẽ mua với giá 1.39610.
1.2 Lệnh Sell
Nếu bạn thực hiện lệnh bán (buy) ngay lập tức thì bạn sẽ bán với mức giá 1.39588.
Bạn đang thắc mắc vì sao lại có sự khác nhau giữa giá mua và giá bán? Khoản chênh lệch này là gì?
Câu trả lời là do các Broker (sàn giao dịch) luôn có một khoảng Spread (độ giãn) – đây cũng được coi là mức phí giao dịch trên mỗi lệnh.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể liên tưởng đến việc khi bạn ra tiệm vàng và mua vàng với giá 4.900.000đ/chỉ, nhưng người khác mang đến bán sẽ chỉ bán được khoảng 4.800.000đ/chỉ.
Xem thêm: Spread là gì?
2. Lệnh Pending (lệnh chờ)
Bao gồm: Lệnh Limit, Stop, Take Profit (TP) và Stop Loss (SL). Cụ thể:
2.1 Lệnh Limit
Lệnh chờ có tên tiếng anh là Limit Order, bao gồm lệnh chờ bán (Sell Limit) và chờ mua (Buy Limit). Cụ thể là chúng ta sẽ đặt trước một lệnh chờ khi dự đoán xu hướng của thị trường sẽ đảo chiều. Tức là mua khi giá giảm hơn giá hiện tại hoặc để bán khi giá cao hơn giá hiện tại.
Để mình lấy ví dụ này cho bạn dễ hình dung: Cặp GBP/USD có tỷ giá bid/ask hiện tại là: 1.39588/1.39610.
- Lệnh Sell Limit
Bạn dự đoán xu hướng sẽ giảm, đặc biệt là khi giá đi đến vùng hỗ trợ/kháng cự ở khoảng giá 1.39600. Vì thế, bạn muốn đặt lệnh bán khi giá đi qua vùng này.
Bạn có thể ngồi canh cho đến khi giá chạm điểm 1.39600, hoặc bạn đặt một lệnh Sell Limit ở giá 1.39600. Lúc này, bạn có thể đi làm việc khác và để thị trường khớp lệnh cho bạn.
- Lệnh Buy Limit
Lệnh Buy Limit cũng tương tự như vậy, nhưng là khi bạn dự đoán thị trường sẽ tăng khi giảm xuống một mức giá nào đó. Rồi bạn đặt lệnh Buy Limit và tắt máy đi cafe, đi làm việc khác mà không còn phải ngồi canh mất thời gian nữa.
2.2 Lệnh Stop
Lệnh Stop là một loại lệnh khá phổ biến, nó giúp bạn đặt mua ở một mức giá xác định nào đó trong tương lai với dự đoán thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng tăng/giảm. Cụ thể:
- Lệnh Buy Stop
Bạn muốn đặt mua khi giá tăng đi qua điểm 1.39588 đến 1.39600? Hoặc là bạn đợi giá chạy đến 1.39600 rồi vào lệnh, hoặc bạn đặt một lệnh Buy Stop, khi giá đến 11.39600 sẽ tự động khớp lệnh Buy cho bạn.
Rất nhàn hạ phải không?
- Lệnh Sell Stop
Tương tự như vậy với lệnh Sell, cứ khi nào bạn dự đoán giá giảm qua mốc 1.39610 đến 1.39588 sẽ giảm nữa, bạn có thể đặt lệnh Sell Stop tại điểm đó.
2.3 Phân biệt lệnh Stop và Limit
Có phải bạn đang thấy rối giữa Sell/Buy Stop và Sell/Buy Limit?
Mới đầu học thì thấy rồi thật, nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa lệnh Limit và Stop là:
- Với Stop: Sử dụng khi bạn dự đoán thị trường sẽ tiếp diễn xu hướng. Ví dụ bạn Buy Stop khi bạn dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng khi đi qua điểm Stop này.
- Với Limit: Sử dụng khi bạn dự đoán xu hướng thị trường sẽ đảo chiều. Ví dụ bạn Buy Limit khi bạn dự đoán thị trường sẽ giảm một chút nữa rồi sẽ tăng vọt lên.
3. Lệnh Take Profit và Stop Loss
Đây cũng là lệnh rất quan trọng mà các Trader cần tuân thủ khi vào lệnh.Nguyên tắc bảo toàn vốn là luôn đặt SL bạn nhé! Vì như đã chia sẻ trong bài “tổng quan thị trường Forex“, nếu không đặt SL đồng nghĩa với việc sớm muộn tài khoản của bạn cũng bị cháy.
Cụ thể:
- Lệnh Stop Loss là lệnh dừng lỗ, nghĩa là khi giá đi ngược xu hướng dự đoán của bạn đến một điểm xác định, phần mềm sẽ tự động đóng lệnh cho bạn.
- Lệnh Take Profit là lệnh tự chốt lời khi giá đến một điểm mà bạn cho là đã có lợi nhuận tốt rồi, có thể đóng lệnh. Đó là vị trí an toàn để bảo toàn lợi nhuận trước khi giá quay đầu.
Còn một số lệnh khác cũng được sử dụng nhưng không phổ biến như: GTC (Good ‘Till Cancel); GFD (Good for the Day), OCO (One cancels the order), OTTO (One trigger the other,… Những lệnh này phức tạp hơn một chút, với những bạn mới trade thì chỉ cần biết những lệnh cơ bản trên là đã đủ dùng rồi. Không nên dùng quá nhiều lệnh một lúc sẽ chỉ làm rối thêm mà thôi. Hãy luôn nhớ “Simple is the best!”.
Trên đây là những lệnh trong Forex cơ bản mà bạn cần biết và có thể phải sử dụng trong quá trình trade. Chúc bạn thành công và đừng quên tập luyện mỗi ngày nhé!
Tham khảo: Trader là gì? Làm sao để trở thành Trader chuyên nghiệp?