Menu Đóng

Trader là gì? Làm sao để trở thành Trader chuyên nghiệp?

Trader là gì?

Bạn đang muốn tìm hiểu và tham gia vào thị trường Forex? Vậy bạn chính là một Trader tương lai đấy! Vậy Trader là gì? Làm sao để trở thành Trader chuyên nghiệp, kiếm được lợi nhuận đều đặn, dài hạn trên thị trường ngoại hối?

Trader là gì?
Trader là gì?

Trader là gì?

Trader hay còn được hiểu là người giao dịch. Họ có thể là cá nhân hay tổ chức tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá của các hoạt động mua và bán tài sản.

Đối với thị trường chứng khoán và forex, Trader được dùng để chỉ các cá nhân thực hiện các lệnh giao dịch, mua bán các sản phẩm tài chính gồm cặp tiền tệ trên thị trường forex, chỉ số, vàng bạc, ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, cryptocurrency (tiền điện tử), v.v…

Tham khảo: Forex là gì? Tổng quan thị trường Forex từ A đến Z

Phân loại Trader trên thị trường Forex

Có nhiều cách để phân loại trader nhưng nhìn chung, người ta thường phân loại dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau:

1. Dựa vào chủ thể quản lý 

  • Trader tự do: Đây là những nhà giao dịch tự quản lý tài khoản của chính mình. Việc trade lời hay lỗ tùy thuộc vào khả năng của chính Trader.
  • Trader làm cho cá nhân/tổ chức khác: Trader được thuê để giao dịch cho các cá nhân hay tổ chức khác. Thu nhập của họ chính là tiền lương, hoa hồng hay tiền công đến từ công việc giao dịch này.

2. Dựa vào trường phái phân tích

  • Trader trường phái phân tích cơ bản:  Trader dựa vào những yếu tố cơ bản nhất của thị trường để giao dịch như kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội của một quốc gia để xác định giá trị đồng tiền của quốc gia đó,.. Sau đó, dự đoán biến động của các tỷ giá những cặp tiền có liên quan trên thị trường forex.
  • Trader trường phái phân tích kỹ thuật: Trường phái này được nhiều trader ưa chuộng. Các kỹ thuật được phân tích phổ biến gồm chỉ báo, mô hình nến, ….
  • Trader kết hợp cả phân tích cơ bản và kỹ thuật: Những trader dày dạn kinh nghiệm hay theo trường phái này. Đây là lối chơi mang đến khá nhiều những thành công cho các nhà đầu tư. Do mỗi trường phái đều có các ưu và nhược điểm riêng nên khi kết hợp sẽ mang đến sự an toàn và hiệu quả.
  • Trader không theo trường phái nào: Kiểu Trader giao dịch theo hình thức hên xui. Họ không hề có kiến thức giao dịch mà thực hiện giao dịch theo cảm tính. Chính vì thế, các trader này rất dễ bị “cháy tài khoản”.
Phân loại Broker
Phân loại Broker

3. Dựa vào thời gian nắm giữ vị thế giao dịch 

  • Trader giao dịch lướt sóng (Scalping): Nhóm trader này chiếm phần đông trên thị trường Forex. Họ thực hiện giao dịch chỉ mất từ vài giây đến vài phút. Lệnh giao dịch của họ dù có khối lượng nhỏ nhưng số lượng nhiều với mong muốn kiếm được lợi nhuận từ biến động giá trong khoảng thời gian rất ngắn.
  • Trader giao dịch trong ngày (Day trading): Họ giao dịch/đóng mở các lệnh trong ngày. Không khác là mấy so với kiểu giao dịch lướt sóng, các trader có thời gian thực hiện lệnh dài hơn chút, là từ vài phút đến vài tiếng.
  • Trader giao dịch ngắn hạn (Swing trading): Nhóm trader này giao dịch trong từ 1 đến vài ngày. Dựa vào các phân tích về kỹ thuật, xu hướng, mô hình mà họ giữ lệnh từ một đến vài ngày. Đây là những trader có hiểu biết về thị trường Forex, biết cách đầu tư và có số vốn ổn định để tránh bị cháy tài khoản kể cả khi thị trường lao dốc mạnh.
  • Trader giao dịch dài hạn (Position trading): Các trader này có nhiều kinh nghiệm và vốn lớn. Họ quan tâm sự biến động thị trường theo từng tuần, tháng.

Cơ hội và thách thức của một Trader

Dù là trader thuộc nhóm nào thì cũng phải đối mặt với các cơ hội và thách thức khác nhau như:

Cơ hội:

  • Có thể lựa chọn làm trader tự do hay nhân viên cho sàn môi giới.
  • Tự do về không gian làm việc, thời gian và không bị ràng buộc bởi bất cứ ai.
  • Kiếm được số tiền lớn chỉ trong thời gian ngắn.
  • Không cần đến bằng cấp, kinh nghiệm như các nghề khác mà vẫn trở thành trader thực thụ.f

Thách thức:

  • Chịu các rủi ro về pháp lý và nhiều hệ quả khác.
  • Không cần bằng cấp nhưng muốn thành công phải cần nhiều kiến thức, kỹ năng vững vàng về thị trường.
  • Tài khoản dễ bị cháy do các hình thức lừa đảo, gian lận luôn rình rập.
  • Bị cám dỗ lớn từ đồng tiền.
  • Các quyết định giao dịch dễ bị chi phối bởi tâm lý, cảm xúc nhất thời.

Tham khảo: FOMO là gì? Cách vượt qua cảm giác FOMO khi trade

Có nên trở thành trader?
Có nên trở thành trader?

Trader và Investor có gì khác nhau?

Khái niệm về Trader và Investor hay được đặt gần nhau và dễ bị nhầm với nhau. Vậy sự khác nhau của 2 thuật ngữ này là gì?

  • Trader: Là người thực hiện các giao dịch đầu cơ ngắn hạn. Họ tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá với tần suất giao dịch lớn. Nói cách khác, thay vì giữ 1 lệnh nào đó thật lâu, họ tập trung tìm kiếm lợi nhuận một cách liên tục dựa trên sự chênh lệch giá và các xu hướng biến động của thị trường.
  • Investor: Đây là những nhà đầu tư, thực hiện những giao dịch trong thời gian dài hạn, mong muốn mở rộng danh mục đầu tư trên thị trường. Không giống trader tập trung vào những xu hướng ngắn hạn, investor quan tâm các nguyên tắc cơ bản của thị trường và cố gắng có được nhiều nhất tài sản nhất có thể.

Làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp?

Nếu muốn trở thành trader chuyên nghiệp, coi trader là một nghề hướng để hướng tới mục tiêu tự do tài chính thì cần nắm được những nguyên tắc sau để quá trình này ít rủi ro nhất:

1. Thay đổi tư duy và ngưng kỳ vọng

Làm nghề Trader không hề đơn giản và rủi ro là thứ không thể tránh khỏi. Hãy ngưng kỳ vọng về lợi nhuận mà học cách làm sao để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất. Phải thay đổi tư duy về nghề như sau:

  • Nghề trader không thể giúp giàu nhanh một cách đơn giản.
  • Không công thức nào đảm bảo giao dịch có thể 100% thành công.
  • Phải bỏ nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để nghiên cứu là tất yếu.
  • Không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức.

2. Đầu tư vào kiến thức 

Trader cần phải giỏi, am hiểu, kinh nghiệm thì mới hạn chế được rủi ro. Vì thế, nguyên tắc bất di bất dịch là đầu tư kiến thức. Bao gồm:

  • Kỹ năng nghiên cứu: Nghề này cần đầu tư nghiên cứu kinh tế, tài chính vì đây là các yếu tố chính tác động đến giá cả thị trường. Nghiên cứu không dừng lại ở các báo cáo tài chính, tài liệu, số liệu hay thống kế kinh tế, tin tức mà còn phải  chuyên sâu vào các vấn đề chi tiết hơn như: Nghiên cứu đặc tính của tài sản giao dịch, loại thị trường, chiến lược, công cụ phân tích hay một mô hình nào đó. một công cụ phân tích, một mô hình, hệ thống giao dịch của các trader chuyên nghiệp khác.
  • Kỹ năng phân tích: Sau khi đã nghiên cứu chuyên sâu thì bạn cần phải biết phân tích, đưa ra nhận định về xu hướng biến động của giá. Lấy kết quả phân tích làm cơ sở đưa ra các quyết định giao dịch. Thành công hay không tùy thuộc phân tích đó là đúng hay sai.
  • Kỹ năng quản lý vốn, quản lý rủi ro: Chi tiền thì quá đơn giản, nhưng chi ra sao để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro mới đáng nói. Phải biết quản lý vốn và rủi ro, nếu không tiền cũng bốc hơi nhanh chóng sau vài giao dịch.
Cách trở thành trader chuyên nghiệp
Cách trở thành trader chuyên nghiệp

3. Xây dựng hệ thống/phương pháp giao dịch hiệu quả

Các pro trader đều có hệ thống giao dịch rõ ràng và chi tiết. Còn các trader mới vào nghề lại giao dịch không kế hoạch, toàn theo cảm tính như vui thì trade nhiều, buồn thì trade ít, không thích là nghỉ. Đây chính là nguyên nhân thất bại của  90% các trader khi mới bước chân vào thị trường.

Hệ thống giao dịch hiệu quả giúp các trader đi đúng đường, chủ động phản ứng kịp thời các biến động xảy ra bất ngờ. Các Trader phải định hình được phong cách giao dịch và duy trì, theo đuổi nó.

Khi định hình được phong cách rồi mới lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp và lên kế hoạch giao dịch. Kế hoạch này càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì hiệu quả giao dịch càng tăng lên bấy nhiêu. Cuối cùng là có chiến lược quản lý vốn, rủi ro hiệu quả.

Một nguyên tắc không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của tất cả các trader chuyên nghiệp chính là: ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN ĐẶT STOP LOSS.

4. Phải kỷ luật với bản thân

Trader phải đặt ra vài nguyên tắc cho công việc của mình và phải luôn tuân thủ đúng. Ví dụ như luôn đặt stop loss, không giao dịch quá 1% số dư tài khoản/lệnh,…

Tham khảo: 7+ Cách quản lý vốn trong Forex hiệu quả!

5. Trader phải kiểm soát được tâm lý, chịu được áp lực thua lỗ

Phụ thuộc cảm xúc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại của Trader. Cảm xúc khiến trader dễ phá vỡ nguyên tắc dẫn đến 2 trạng thái cấm kỵ là tất tay khi thua lỗ quá nhiều hoặc chủ quan khi liên tục có lợi nhuận.

Khi bị thua lỗ, các trader dễ bị áp lực và đưa ra những quyết định sai lầm. Để tránh điều này, hãy chỉ cho phép mình thua lỗ ở mức chấp nhận được. Đừng bao giờ đặt cược tất vào vào 1 lệnh duy nhất nào.

Để học các kiểm soát tốt cảm xúc, hay thực hành bằng số vốn nhỏ, theo dõi cảm xúc của mình khi thắng, thua rồi điều chỉnh cho phù hợp.

6. Phải kiên nhẫn và kiên trì

Đây là 2 đức tính không thể thiếu của một trader chuyên nghiệp. Nếu thấy một tín hiệu giao dịch nào đó mà tín hiệu này không đảm bảo xác suất thành công cao, hãy kiên nhẫn đợi thêm tín hiệu khác. Không được nôn nóng vào lệnh ngay.

Trong quá trình lệnh đang chạy, nếu giá đi ngược lại với dự đoán thì nhiều trader sẽ nôn nóng phân vân không biết có nên đóng lệnh hay không. Điều này thể hiện họ không tin tưởng vào hệ thống giao dịch của mình. Và phần lớn sẽ không đủ kiên nhẫn mà đóng lệnh.

Nếu không có tính kiên trì, các trader không thể trụ vững trên thị trường, nhanh chóng chán nản và bỏ cuộc sau vài thất bại đầu. Tính kiên trì biểu hiện trong kiên trì nghiên cứu, học hỏi, luyện tập, theo đuổi hệ thống giao dịch và kiên trì ngay cả khi gặp thất bại.

Hy vọng những kiến thức trong bài viết đã giúp bạn biết Tradr là gì? Và để trở thành một trader chuyên nghiệp, sống được bằng nghề thì phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, phải không ngừng học hỏi và phát triển tư duy nghiên cứu, phân tích thị trường bạn nhé!

Sàn Forex uy tín nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *