Menu Đóng

FOMO là gì? Cách vượt qua cảm giác FOMO trong đầu tư tài chính!

FOMO là gì?

FOMO là gì mà nhiều trader vẫn thường hay nhắc đến? Đây có phải thuật ám chỉ một hiện tượng phổ biến trong đầu tư tài chính? Cùng Lagital.Com tìm hiểu về định nghĩa này và những lời khuyên hữu ích nhất nhé!

FOMO là gì?
FOMO là gì?

FOMO là gì?

FOMO là thuật ngữ chỉ chứng sợ bỏ lỡ hay sợ đánh mất cơ hội. Người mắc phải hội chứng này luôn bị ám ảnh bởi cảm giác sẽ bỏ lỡ hay đánh mất điều gì đó mà mọi người xung quanh sẽ đạt được. Vì thế, những người này dễ mắc sai lầm, hay đưa ra những quyết định thiếu lý trí gây nên hậu quả khó lường. 

→ Tham khảo: Trader là gì? Làm sao để trở thành Trader chuyên nghiệp?

1. FOMO trong Forex

Hơn 95% trader thất bại trên thị trường Forex vì không nắm bắt được thị trường và không hiểu được chính bản thân mình. Dù họ đã lên kế hoạch vào lệnh nhưng không thực hiện theo đúng những gì đã định. 

Không chỉ với trader mới vào nghề mà ngay cả những người giàu kinh nghiệm cũng hay rơi vào trạng thái lo sợ. Sợ mất cơ hội vào lệnh hay hốt mẻ lợi nhuận khủng trong giao dịch Forex. Nỗi sợ này khiến họ vội vàng đặt lệnh để rồi thất vọng khi thị trường bất ngờ tuột dốc không phanh. 

Trong bối cảnh thị trường tăng giá nhanh và mạnh, các nhà đầu tư sẽ nổi lòng tham nên có xu hướng vào lệnh sớm và bám đuổi lệnh. Khi thị trường sụt giảm đột ngột, họ lại đặt lệnh mua với hy vọng thị trường sẽ tăng giá trở lại. Kết quả là bị cháy tài khoản.

→ Tham khảo: Cách đầu tư (chơi) Forex chi tiết!

2. FOMO trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán luôn có sự cạnh tranh khốc liệt khiến không ít trader rơi vào trạng thái Fomo. Lúc nào cũng thấy mình thua kém người khác nên vội vàng lao đầu vào đầu tư để hết thua kém. Nhưng giao dịch mà để cảm xúc chi phối sẽ rất khó thành công. 

Nhiều công ty đầu tư chứng khoán hay lợi dụng tâm lý này của các trader. Họ sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Các trader lúc đó có xu hướng đổ xô đi mua vào. Khi giá cổ phiếu chạm đỉnh sẽ đương nhiên quay đầu giảm giá. 

→ Xem ngay: Cách mua trái phiếu Vingroup nhanh và chi tiết nhất

Nếu trader bị Fomo nắm giữ tâm trí sẽ không bán ngay khi cổ phiếu đạt mức giá lý tưởng nhất vì nghĩ giá sẽ còn cao hơn nữa. Đến lúc mã cổ phiếu hay cả thị trường đi xuống thì trở tay không kịp dẫn đến thua lỗ. 

3. FOMO trong đầu tư Coin

Ảnh hưởng của Fomo đối với thị trường tiền điện tử còn rõ nét hơn cả chứng khoán. Do biến động về giá của tiền điện tử có thể lên đến vài trăm, thậm chí vài ngàn phần trăm trong thời gian cực ngắn. 

Thường mỗi tháng sẽ có từ 2 đến 3 đợt bơm tiền để duy trì độ nóng với cộng đồng. Sau mỗi đợt bơm là tin tức lại lan truyền đầy rẫy trên các trang mạng. Hình thành nên làn sóng mua Bitcoin vì sợ lỡ cơ hội kiếm bẫm tiền. 

Môi trường đầy rẫy Fake News bủa vây khiến nhiều trader rơi vào bẫy. Không biết giá Bitcoin hay Altcoin tăng giảm ra sao nhưng các trader đã khiến các công ty phát hành và giới đầu tư “cá voi” phất lên như diều gặp gió. 

Các tổ chức lừa đảo cũng lợi dụng hiệu ứng Fomo của một bộ trader để tưng ra các chiêu lừa đảo. Không tỉnh táo bạn sẽ dễ bị tán gia bại sản.

→ Xem: Cách mua bán Bitcoin chi tiết cho người mới!

FOMO trong đầu tư tài chính
FOMO trong đầu tư tài chính

Vì sao nhà đầu tư lại Fomo?

Nhà đầu tư Fomo vì những lý do dễ hiểu sau đây: 

1. Tâm lý sợ bỏ lỡ

Đây là nguyên nhân số 1 khiến các trader rơi vào bẫy Fomo. Nó khiến họ không kiểm soát được chính mình, ám ảnh nỗi sợ mất cơ hội nên phải hành động ngay. 

Ví dụ khi thấy cổ phiếu mình đang sở hữu tăng giá mạnh, họ không chọn cách bán ra mà cố mua vào vì nghĩ giá sẽ tiếp tục tăng. Thậm chí khi lãi được đúng như kỳ vọng đặt ra họ cũng không định bán ra. 

2. Kỳ vọng quá nhiều

Khi trader kỳ vọng quá nhiều vào thị trường, họ cho rằng mã cổ phiếu hay coin này tương lai còn tăng giá nhiều, mua vào từ bây giờ sẽ khó bị lỗ. Vì sự chủ quan này mà nhiều trader thành trắng tay. 

Bạn cần lưu ý rằng thị trường tăng được thì cũng giảm được. Bỏ qua thời điểm lý tưởng đặt lệnh là xem như kế hoạch bị phá sản..

3. Quá tự tin vào bản thân

Quá tự tin sẽ dễ bị chủ quan và hành động theo cách riêng. Khi thị trường có sự biến động mạnh, khiến nhiều người thành trở tay không kịp. 

Ngược lại thì quá tự ti cũng không hề tốt. Tự ti khiến họ bị ảnh hưởng bởi đám đông, không đủ bản lĩnh để theo đuổi kế hoạch đã vạch ra.

4. Lòng tham che mờ lý trí

Lòng tham là thứ rất đáng sợ nhưng lại chi phối rất nhiều nhà đầu tư. Kiểu được voi đòi tiên, đặt lệnh rồi nhưng lại thôi vì nghĩ giá còn tăng lên nữa khiến nhà đầu tư phải trả giá đắt. 

→ Tìm hiểu thêm: FUD là gì?

Vì sao nhà đầu tư FOMO?
Vì sao nhà đầu tư FOMO?

Cách vượt qua FOMO trong đầu tư tài chính

Để vượt qua tâm lý FOMO, bạn cần:

1. Phân tích kỹ thị trường

Xu hướng giá cả thị trường dù khó nắm bắt nhưng vẫn dự đoán được thông qua phân tích. Gồm cập nhật tin tức thị trường và phân tích về kỹ thuật. 

Hãy nghiên cứu kỹ báo cáo tài chính của các công ty bạn muốn mua cổ phiếu, rồi so sánh tương quan lợi thế cạnh tranh và cả bất lợi so với các công ty khác trong ngành.

2. Luôn theo sát kế hoạch đã đề ra

Khi làm điều gì, hãy lên kế hoạch thật chi tiết ngay từ đầu. Một khi đã định sẵn như vậy thì đừng để bị yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng quá nhiều mà phải kiên định. Tất nhiên là bạn vẫn có thể điều chỉnh, nhưng đừng để bản thân đưa ra quyết định khi chưa thực sự chắc chắn. 

3. Tiếp nhận thông tin nhưng không để bị đánh lừa

Dù đầu tư vào lĩnh vực nào bạn cũng dễ bị chi phối bởi các nguồn thông tin. Tuy nhiên, bạn cần tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc. 

Dù đọc hay nghe thông tin nào cũng cần suy xét dựa trên thực tế, khổng được dựa trên suy đoán hay ảnh hưởng từ đám đông. 

Thị trường đầu tư tài chính dễ bị chi phối bởi những thế lực ngầm. Những thế lực này dường như vô hình nhưng lại rất biết cách điều khiển tâm lý thị trường thông qua tin tức. Vì vậy, hãy bảo vệ bản thân bằng việc giữ cho mình một cái đầu “lạnh”.

Nên nhớ 10% nhà đầu tư thành công không bao giờ đi theo xu hướng đám đông. Họ luôn biết chọn lọc thông tin, bình tĩnh suy xét chứ không vội vàng đưa ra quyết định.

4. Tiến hành cắt lỗ đúng thời điểm

Không ai khẳng định được bản thân không bao giờ mắc sai lầm. Trường hợp bị chi phối bởi Fomo rồi bị cuốn vào vòng đu đỉnh, bạn nên bình tĩnh và không ngại cắt lỗ. 

Cắt lệnh đúng lúc chính là cách nhanh và tốt nhất để không cuốn vào đà hưng phấn của thị trường tài chính.

Nhờ đó, bạn vẫn bảo toàn được một số vốn nhất định để tái đầu tư các hạng mục khác. Không nên chỉ vì tiếc chút lợi nhận mà để vốn nằm chết còn tài sản bị bốc hơi từng ngày. 

5. Tìm cho mình hướng riêng trong đầu tư

Việc đầu tư theo đám đông không giúp bạn dễ kiếm lời. Dù thành công thì cũng không đạt được mức lợi nhuận như mong muốn. Bởi đâu dễ để “cả làng cùng vui”, kiểu gì cũng phải có người thua kẻ thắng.

Mỗi trader tham gia thị trường là thực hiện một cuộc đua đường dài, ai có chiến thuật tốt hơn sẽ là người chiến thắng. 

Vì vậy hãy chuẩn bị tâm lý, có chiến lược rõ ràng, hạn chế cả sự ảnh hưởng của cả Fomo và Fud nhưng không có nghĩa là không thể lợi dụng chúng.

Ví dụ trong đầu tư lướt sóng, hãy tận dụng Fomo để mua vào bán ra nhanh khi thị trường vẫn đang hưng phấn. Còn đầu tư trung và dài hạn nên lợi dụng hiệu ứng FUD của đám đông để mua vào khi giá đã giảm sâu.

6. Luôn học hỏi và quản lý vốn hiệu quả

Nắm vững kiến thức tài chính và quản lý nguồn vốn chặt chẽ sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được thiệt hại từ hiệu ứng tâm lý Fud. 

Kiến thức tài chính và kinh tế là vô hạn, vì thế không ngừng học hỏi cả lý thuyết và từ từ thực tế. Đừng tự mãn để rồi mắc sai lầm làm tổn thất vốn đầu tư.

→ Đọc bài: 7+ cách quản lý vốn trong Forex!

Luôn học hỏi và quản lý vốn khi đầu tư
Luôn học hỏi và quản lý vốn khi đầu tư

Hiệu ứng FOMO trong cuộc sống

Không chỉ trong thị trường tài chính mà trong đời sống hằng ngày cũng dễ bắt gặp hội chứng tâm lý FOMO.  

Các bạn trẻ rất dễ mắc hội chứng FOMO nên liên tục lướt Facebook để không bỏ lỡ tin tức từ bạn bè, ngôi sao ca nhạc, phim ảnh, các group hóng chuyện để có tin nóng chém gió với bạn bè. 

Theo thống kê, 56% người sử dụng mạng xã hội bị mắc hội chứng FOMO và càng ngày hội chứng này càng trở nên phổ biến hơn. 

Nhiều người cố gắng mua 1 chiếc Iphone mẫu mới nhất theo trào lưu dù không phải cũng cũng biết để sử dụng được hầu hết các tính năng. Hoặc các tính năng của chiếc Iphone mới cũng chẳng khác gì với máy bản thân đang dùng. 

Có người sẵn sàng bỏ ra 2, 3 tháng lương cho một chiếc điện thoại chỉ để nghe, gọi, lướt facebook và nhắn tin dù điện thoại cũ vẫn xài tốt.

Hy vọng sau khi hiểu FOMO là gì? Bạn sẽ biết cách vượt qua cảm giác FOMO trong đầu tư tài chính và trong cuộc sống!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *