Bạn từng thấy các cảnh báo giao dịch CFD là rủi ro, nó không dành cho tất cả mọi người. Nhưng CFD là gì hay CFD phái sinh là gì? Nó hoạt động như thế nào và có đặc điểm gì nổi bật mà bạn cần biết? Cùng Lagital.Com tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
CFD là gì? CFD phái sinh là gì?
Chúng ta có 2 khái niệm cần tìm hiểu là CFD và CFD phái sinh:
1. CFD là gì?
CFD viết tắt từ Contract For Difference, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hợp đồng chênh lệch. Đúng như tên gọi, CFD là hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về biến động giá của một loại tài sản.
Một số đặc điểm chính khiến CFD trở nên thú vị và độc đáo là:
- Được xếp vào loại hàng hóa phái sinh.
- Nhà đầu tư khi giao dịch CFD có thể dùng đòn bẩy.
- Có thể kiếm lời hoặc phải chịu lỗ ngay cả khi giá tăng hay giảm.
2. CFD phái sinh là gì?
CFD phái sinh được hiểu là bạn không thực sự sở hữu tài sản đó khi giao dịch CFD. Chỉ đơn giản là bạn suy đoán xem giá tài sản này sẽ tăng hay giảm.
Khi giao dịch CFD nghĩa là bạn đồng ý trao đổi chênh lệch giá của tài sản tính từ lúc hợp đồng mở ra cho đến khi nó đóng lại.
Ví dụ: Trong đầu tư cổ phiếu, bạn mua 10.000 cổ phiếu Barclays với giá 2,8 bảng Anh/cổ phiếu. Vậy tổng chi phí đầu tư là 28.000 bảng (chưa bao gồm các khoản phí, hoa hồng cho môi giới khi giao dịch).
Bạn sẽ nhận được chứng chỉ hay tài liệu xác nhận quyền sở hữu các cổ phiếu này. Dễ hiểu hơn là bạn có hồ sơ xác nhận có trong tay số cổ phiếu trên cho đến khi bạn quyết định bán ra để kiệm lợi nhuận hoặc vì lý do nào khác.
Tuy nhiên, với CFD, bạn sẽ không sở hữu bất cứ cổ phiếu Barclays nào. Chỉ đơn giản là bạn đầu cơ và có khả năng kiếm lời được từ các biến động về giá cổ phiếu.
Có thể bạn quan tâm: Trader là gì? Làm sao để trở thành Trader chuyên nghiệp?
Giao dịch CFD với đòn bẩy như thế nào?
Đòn bẩy nghĩa là bạn được quyền giao dịch khối lượng lớn chỉ với số vốn ban đầu rất nhỏ. Nói cách khác, bạn có lợi tức đầu tư lớn hơn rất nhiều so với các hình thức giao dịch khác.
Tiếp tục với ví dụ về Barclays: 10.000 cổ phiếu Barclays khiến bạn phải trả 28.000 bảng, chưa bao gồm các chi phí khác. Tuy nhiên, với giao dịch CFD, bạn chỉ cần bỏ ra số vốn rất nhỏ so với tổng giá trị thực của giao dịch để đặt và duy trì trạng thái lệnh.
Giả sử XTB cho bạn đòn bẩy 1:5 cho cổ phiếu Barclays, bạn sẽ chỉ phải ký quỹ 5.600 bảng để mở lệnh cho khối lượng giao dịch 28.000 bảng.
Trường hợp giá cổ phiếu Barclays tăng 10%, từ 2,8 lên 3,08 bảng Anh/cổ phiếu. Đồng nghĩa với giá trị của lệnh sẽ là 30.800 bảng. Nếu khoản ký quỹ chỉ 5.600 bảng thì giao dịch CFD này đã giúp bạn kiếm được lợi nhuận 2.800 bảng, tương đương lợi nhuận 50% so với khoản vốn bỏ ra ban đầu. Nếu mua cổ phiếu với giá thực tế thì tỷ lệ lợi nhuận chỉ còn 10%.
Điều đáng chú ý về đòn bẩy là công cụ này không chỉ khuếch đại lợi nhuận của bạn mà còn nhân các khoản lỗ theo cách tương tự. Nếu giá đi ngược lại dự đoán, bạn có thể buộc phải đóng lệnh (Stop Out) hoặc phải bơm thêm tiền để giữ lệnh mở. Điều này cho thấy việc quản lý được rủi ro là rất quan trọng.
Nếu cổ phiếu Barclays giảm 10% thành 2,52 bảng Anh/cổ phiếu, giá trị của lệnh sẽ là 25.200 bảng. Ký quỹ ban đầu chỉ 5.600 bảng, bạn đã bị lỗ 2.800 bảng. Khoản lỗ -50% so với vốn bỏ ra ban đầu, nếu mua cổ phiếu giá trị thực tế thì chỉ lỗ mất -10%.
Đặc điểm của hợp đồng CFD là gì?
Hợp đồng CFD có những đặc điểm chính như sau:
- CFD là sản phẩm phái sinh.
- Nhà giao dịch không sở hữu sản phẩm giao dịch.
- Nhà giao dịch có thể tận dụng đòn bẩy trong giao dịch CFD.
- Nhà giao dịch chỉ tính được hợp đồng lãi hay lỗ khi thực sự đóng lệnh.
Cách giao dịch CFD hoạt động
Để biết chính xác cách giao dịch của CFD, bạn cần nắm vững các thuật ngữ và cách áp dụng trong giao dịch CFD:
1. Spread và hoa hồng
Mỗi hợp đồng CFD sẽ được báo theo giá mua và giá bán, cho phép nhà giao dịch thu lợi nhuận trong cả 2 trường hợp giá tăng và giá giảm.
- Nếu nhà giao dịch tin giá sản phẩm sẽ tăng thì đặt mua (Buy) rồi kiếm lợi nhuận từ các lần tăng giá.
- Nếu nhà giao dịch tin giá sản phẩm sẽ giảm thì đặt lệnh bán (Sell) rồi kiếm lợi nhuận từ mỗi lần giảm giá.
Spread là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại cùng 1 thời điểm. Hoa hồng là mức phí mà trader phải trả cho mỗi lệnh được đặt, dù lời hay lỗ thì bạn vẫn phải trả hoa hồng cho sàn giao dịch.
Một số sàn có chính sách Zero Spread (Spread = 0) thì tính phí hoa hồng, nếu không tính phí hoa hồng giao dịch thì sẽ tính phí Spread.
Tất nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng đi theo hướng nhà đầu tư mong muốn nên mới có trường hợp bị thua lỗ.
Ví dụ: Nếu bạn cho rằng giá cổ phiếu Apple sẽ giảm, bạn chỉ cần đặt lệnh bán cổ phiếu Apple đi và có lời khi giá thị trường giảm xuống dưới mức bạn mở lệnh.
Còn nếu giá cổ phiếu tăng, bạn sẽ phải chịu lỗ. Lỗ hay lời phụ thuộc khối lượng mở lệnh của bạn và quy mô biến động của thị trường.
Nhờ khả năng dự đoán chính xác để mở lệnh mua hay bán, cùng việc áp dụng đòn bẩy khiến CFD trở thành lựa chọn phổ biến trong giao dịch ngắn hạn trên thị trường tài chính hiện nay.
2. Thời gian giao dịch
Giao dịch CFD thường không có thời hạn cố định. Lệnh có thể kết thúc đơn giản trên nền tảng giao dịch của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến khoản phí qua đêm (swap) của sàn giao dịch nhé.
Hiện tại, hầu hết các sàn đều tính phí qua đêm, trừ Exness. Mình giao dịch đến một khối lượng lot nhất định thì sàn miễn phí qua đêm cho hầu hết các sản phẩm trên sàn. Điều này giúp mình thoải mái trade và giữ lệnh trong vài ngày, thậm chí vài tuần mà không sợ mất thêm phí Swap.
Tham khảo: Sàn Exness là gì? Kinh nghiệm giao dịch với Exness!
3. Khối lượng giao dịch
CFD được giao dịch có kích thước tiêu chuẩn, thường gọi là lot. Khối lượng lot phụ thuộc vào sản phẩm giao dịch. Lot là mô phỏng những tài khoản cơ bản có mặt trên thị trường.
Như vậy là bạn đã biết CFD là gì hay CFD phái sinh là gì rồi chứ? Có thể thấy, giao dịch CFD sẽ mang lại những khoản lợi nhuận rất hấp dẫn cho các trader và nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đòn bẩy đúng cách và quản trị vốn thật tốt nhé!
Tham khảo: Cách quản lý vốn trong Forex