Menu Đóng

Blogspot là gì? Cách tạo website với Blogspot cực chi tiết!

Blogspot là gì?

Đối với những người đã và đang làm công việc thiết kế website hoặc sáng tạo nội dung, có lẽ không còn xa lạ với Blogspot – một trong những nền tảng tạo blog cá nhân miễn phí tốt nhất hiện nay dành cho blogger. Vậy ưu và nhược điểm của Blogspot là gì? Có nên tạo website với Blogspot không? Cùng Lagital tìm hiểu nhé!

Có thể bạn quan tâm: Cách tạo blog kiếm tiền từ A đến Z

Blogspot là gì?

Blogspot hay blogger là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) thuộc sở hữu của Google, cho phép người dùng trên khắp thế giới có thể tạo blog cá nhân miễn phí bằng cách sử dụng tài khoản Google của họ và sau đó kiếm tiền từ nó.

Có thể bạn chưa biết, Google không phải là người đầu tiên tạo ra Blogspot mà nền tảng này do công ty Pyra Labs tạo ra vào tháng 8 năm 1999. Tới tháng 2 năm 2003, Google mới chính thức mua lại Blogspot từ tay Pyra Labs và trở thành chủ sở hữu từ đó đến nay.

Blogspot là gì?
Blogspot là gì?

Ưu điểm của Blogspot

Là một trong những nền tảng thuộc sở hữu của ông lớn Google nên Blogspot được Google ưu ái cho rất nhiều tính năng. Đó là:

1. Miễn phí 100%

Với Blogspot, bạn chỉ cần thao tác xong vài bước cực kỳ đơn giản là đã có ngay một website cá nhân mà không phải chi ra bất kỳ một khoản nào để mua hosting, tên miền, dung lượng chứa của host,…bởi những thứ này sẽ được Google hỗ trợ từ A-Z.

Trong khi đó, nếu sử dụng các nền tảng trả phí để xây dựng website thì con số mà bạn phải chi trả có thể lên tới hàng chục triệu đồng.

2. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Sau khi trải nghiệm hàng chục nền tảng thiết lập website từ miễn phí tới có phí thì chúng tôi đánh giá kho giao diện (templates) của Blogspot là thân thiện và dễ sử dụng. Bắt đầu từ việc xây dựng và thiết lập thông tin trên blog đến việc đăng bài, chỉnh sửa,…bạn chẳng cần trang bị kiến thức chuyên sâu về lập trình web thì vẫn có thể thao tác một cách dễ dàng.

Giao diện Blogger
Giao diện Blogger

3. Ưu tiên về SEO

Điểm SEO là do Google đánh giá và xếp hạng, trong khi đó Blogspot lại là nền tảng do chính Google quản lý. Như vậy chúng ta có thể thấy Blogspot tương tự như trường hợp “con ông cháu cha” vậy. Những website được thiết lập trên nền tảng Blogspot thường sẽ được Google ưu tiên về SEO hơn một chút so với những website được thiết lập trên nền tảng khác, ví dụ: Index nhanh và mạnh, đồng thời xếp hạng cũng cao chẳng kém.

4. Tạo blog với số lượng không giới hạn

Chỉ với một tài khoản Google duy nhất, bạn có thể thiết lập cho mình 5, 10,…thậm chí cả trăm blog. Điều này là không thể xảy ra đối với các nền tảng khác.

5. Tích hợp với Google AdSense

Thông qua Blogspot, bạn có thể xuất bản các bài đăng trên trang web và chia sẻ với khách truy cập Google. Nếu trang web của bạn có một lượng khách truy cập kha khá, bạn có thể đăng ký Google AdSense và kiếm tiền thông qua các quảng cáo hiển thị trên chính trang web này.

Cài đặt Google Adsense dễ dàng trên Blogspot
Cài đặt Google Adsense dễ dàng trên Blogspot

6. Thao tác dễ dàng trên thiết bị di động

Bạn chỉ cần tải ứng dụng Blogger về điện thoại của mình và kết nối với tài khoản Google là đã có thể đăng bài trực tiếp trên trang web bằng thiết bị di động mà không cần sử dụng tới máy tính. Tính năng này rất phù hợp với những blogger chuyên chia sẻ kinh nghiệm về ăn uống, du lịch,…

Nhược điểm của Blogspot

Bên cạnh 6 ưu điểm kể trên thì độ hữu ích của Blogspot cũng bị giới hạn ít nhiều bởi 6 nhược điểm dưới đây:

1. Tên miền quá dài

Sau khi trang web được tạo thành công trên nền tảng Blogspot sẽ có tên miền là blogspot.com.

Giả sử bạn có một website là vuonphonglan.blogspot.com. Nếu như vẫn giữ nguyên tên miền cố định của Blogspot thì tên miền này sẽ rất dài, khiến người dùng gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên website.

Để khắc phục nhược điểm này, bạn có thể mua tên miền ngắn gọn hơn trên các trang web bán tên miền thông dụng như Zcom, Godaddy, Mắt Bão…sau đó trỏ nó về Blogspot của mình.

Tham khảo: Cách chọn tên miền

2. Bị chặn bởi một số nhà mạng

Ở Việt Nam, người dùng sử dụng gói cước internet của VNPT thường bị nhà mạng này chặn truy cập vào các trang web thuộc hệ thống Blogspot. Và vào thời gian cao điểm, có thể cả nhà mạng Viettel và FPT cũng sẽ chặn như vậy.

Nhược điểm của Blogspot
Nhược điểm của Blogspot

3. Không được toàn quyền trên trang web của mình

Khi sử dụng sản phẩm của Google thì bất cứ blogger nào cũng bắt buộc phải tuân thủ các chính sách nội dung của nhà sở hữu, bao gồm: không liên quan đến chính trị, không chứa nội dung đồi trụy, không chứa mã độc,… Nếu bạn vi phạm một trong các chính sách trên của Google thì trang blog của bạn có thể bị “bay màu” bất cứ lúc nào.

LƯU Ý: Khi bạn chuyển từ Blogspot sang WordPress, bạn sẽ phải chấp nhận mất toàn bộ nội dung trên trang của mình, đồng thời AdSense của bạn cũng sẽ bị Google vô hiệu hóa.

4. Khả năng tùy biến giao diện không cao

Số lượng theme mặc định của Blogspot là 11. Trong khi đó, nhìn sang đối thủ lớn nhất của Blogspot là WordPress có tới hơn 7.000 theme miễn phí và hơn 11.000 theme trả phí. Đó là chúng tôi mới chỉ tính riêng số lượng theme ở chợ theme Themeforest chứ chưa tính trên các chợ theme khác. Như vậy bạn đã nhận ra sự khác biệt quá lớn về khả năng tùy biến giao diện giữa Blogspot và WordPress rồi chứ?

Bạn gần như không thể tùy chỉnh giao diện theo ý thích của mình trên Blogspot ngoài 11 theme có sẵn trong kho theme. Còn nếu muốn tùy chỉnh thì bạn phải biết về lập trình, tuy nhiên quá trình này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của bạn và kết quả cũng không có gì khác biệt.

Khả năng tùy biến giao diện của Blogger không cao
Khả năng tùy biến giao diện của Blogger không cao

5. Không có plugins hỗ trợ

Kho plugins của Blogspot không những ít về số lượng mà còn thường xuyên xảy ra lỗi. So sánh với WordPress thì nền tảng này cung cấp tới hơn 57.000 plugins miễn phí, đủ để bạn giải quyết mọi vấn đề trong việc thiết lập và phát triển trang web từ đơn giản đến phức tạp.

Ví dụ, bạn có thể thiết lập một trang mua sắm trực tuyến với đầy đủ các tính năng như giỏ hàng, số lượng hàng, thanh toán,…thông qua một plugin eCommerce có tên là WooCommerce.

Bạn cũng có thể tạo landing page đơn giản với plugin Elementor Page Builder trên WordPress.

Ngoài ra, bạn còn có thể tìm thấy hàng nghìn plugins khác phục vụ cho đủ loại mục đích khác nhau như: kiểm soát spam, bổ sung form liên hệ, bảo mật trang web, khai báo thư viện, popup, trình tạo trang kéo và thả,…

Đây là những điều mà bạn không bao giờ có thể làm được ở Blogspot.

6. Có thể bị Google khai tử nếu không tạo ra lợi nhuận

Tâm lý chung của phần lớn các blogger khi mới tập tành xây dựng blog cá nhân là lựa chọn những ứng dụng miễn phí để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn cần nhớ một điều: trên đời chẳng có bữa ăn nào là miễn phí cả. Cái giá phải trả của sự miễn phí là không được đảm bảo trong tương lai.

Trên chặng đường phát triển của mình, Google đã mạnh tay khai tử hơn 140 dịch vụ mà không có bất kỳ động thái báo trước nào. Nguyên nhân là bởi vì những dịch vụ này không tạo ra lợi nhuận cho hãng. Trong đó có không ít dịch vụ từng nổi tiếng một thời, chẳng hạn như: Google Plus, Google Hangouts, Google Reader, Google Youtube Gaming, Google URL shortener, Google Allo, Google Trips,…

Chừng đó dẫn chứng mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên đã đủ làm bạn lo lắng chưa?

Tuy điều này nghe có vẻ phũ phàng nhưng đó là thực tế mà bạn và hàng triệu blogger khác phải chấp nhận khi sử dụng nền tảng Blogspot. Google là công ty hoạt động với mục đích vì lợi nhuận, do đó, nếu lợi nhuận từ Google AdSense không đủ để bù đắp chi phí cho Blogspot thì nền tảng này có thể bị khai tử bất cứ lúc nào.

Blogspot là do Google quản lý
Blogspot là do Google quản lý

7. Khó khăn trong việc chuyển đổi từ Blogspot sang WordPress

Nếu như một ngày nào đó bạn không muốn sử dụng Blogspot nữa và muốn chuyển sang nền tảng khác thì chúng tôi tin chắc rằng WordPress sẽ là phương án mà bạn nhắm tới. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thậm chí là mất tất cả.

Và vấn đề lớn nhất thuộc về permalink. Trước tiên, trong mục Custom Structure của WordPress, bạn bắt buộc phải thiết lập cấu trúc /%year%/%monthnum%/%postname%.html để giống với cấu trúc đường dẫn đã sử dụng trên nền tảng Blogspot.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã thay đổi cấu trúc permalink như trên thì một số bài viết vẫn sẽ bị WordPress báo lỗi sai cấu trúc link.

Nguyên nhân là do Blogspot thường hay bỏ bớt ký tự “a” trong link URL. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là: Trong trường hợp bạn cài đặt chế độ Automatic Permalink thì Blogspot sẽ tự động cắt ngắn URL của bạn nếu như tiêu đề bài viết quá dài.

Vấn đề với permalink sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu như trang blog của bạn giữ nguyên tên miền mặc định là .blogspot.com. Khi chuyển từ Blogspot sang WordPress, điểm SEO của toàn bộ các bài viết trước đây sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hay nói cách khác là công sức của bạn sẽ trở về con số 0.

Nếu như bạn may mắn mua tên miền khác từ hồi còn sử dụng Blogspot thì quá trình di dời sang WordPress sẽ đơn giản hơn một chút. Sau khi thay đổi cấu trúc permalink, bạn cần cấu hình lại từ Blogspot feed sang WordPress feed và rà soát lại toàn bộ bài viết để sửa những bài viết bị sai cấu trúc link.

Giả sử trước đây bạn viết đều đặn 3 bài/tuần, trung bình là 12 bài/tháng, tương đương 240 bài/năm. Nếu bạn phải ngồi chỉnh sửa tới 240 bài viết thì cũng tốn kha khá thời gian đấy.

Có nên tạo website với Blogspot không?

Tổng kết lại từ những ưu điểm và nhược điểm của nền tảng Blogspot mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây thì chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu trực tiếp luôn với WordPress. Mặc dù quá trình làm quen với giao diện sẽ tốn của bạn một vài tuần nhưng khi đã quen thuộc rồi thì bạn sẽ thấy WordPress rất dễ sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tạo website với Blogspot để tối ưu chi phí thì chúng tôi khuyên bạn nên mua tên miền khác để trỏ đến trang blog. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều nếu như sau này bạn muốn đổi sang WordPress.

Vậy nên sử dụng Blogspot cho những trường hợp nào?

  • Làm blog cá nhân;
  • Làm trang tin tức, tạp chí;
  • Làm website vệ tinh.

Còn nếu bạn muốn làm website bán hàng hoặc làm website cho công ty thì KHÔNG NÊN sử dụng Blogspot do kho theme quá hạn chế và không có plugins hỗ trợ.

Cách tạo website với Blogspot

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Blogspot tại: http://blogger.com/
  • Bước 2: Nhấn vào “Tạo blog của bạn” để đăng ký tài khoản trên Blogspot
Nhấn chọn "Tạo Blog của bạn"
Nhấn chọn “Tạo Blog của bạn”
  • Bước 3: Nhập gmail của bạn để đăng ký
Nhập gmail của bạn để tạo blog trên Blogger
Nhập gmail của bạn để tạo blog trên Blogger
  • Bước 4: Nhập các thông tin cơ bản của blog bao gồm: Tên miền, tiêu đề blog, chọn giao diện và nhấn “Tạo Blog” để hoàn tất.
Nhập thông tin tạo Blog trên Blogspot
Nhập thông tin tạo Blog trên Blogspot

Nhập tên hiển thị Blog lần nữa rồi nhấn “Hoàn tất” để hoàn thành việc tạo Blog trên Blogspot:

Xác nhận tên hiển thị và hoàn tất cài đặt Blog
Xác nhận tên hiển thị và hoàn tất cài đặt Blog

Để đăng bài viết lên blog mới tạo, bạn chọn mục “Bài đăng mới” sau đó nhấn “xuất bản” để công khai bài viết của mình.

Đăng bài viết mới trên Blogspot
Đăng bài viết mới trên Blogspot

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn khái niệm Blogspot là gì cũng như những ưu, nhược điểm của nó trong việc xây dựng website rồi chứ? Bạn sẽ lựa chọn Blogspot hay WordPress hay một nền tảng khác (Joomla, Haravan,…) để xây dựng website cho mình? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến trong phần comment và đừng quên chia sẻ kiến thức hữu ích này đến nhiều người khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *