Menu Đóng

Content là gì? 6+ bước sáng tạo content chuyên nghiệp!

Chất lượng content sẽ quyết định mức độ thành công của một thương hiệu. Content giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng khả năng bán hàng tốt hơn. Vậy content là gì? Quy trình sáng tạo content chuyên nghiệp cho một chiến dịch lớn có phức tạp không?

Content là gì?

Content là những nội dung có giá trị mà người viết muốn truyền tải tới một nhóm đối tượng mục tiêu nhằm mục đích giải trí, cung cấp thông tin hữu ích, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ hoặc để tăng tương tác.

Người viết có thể phân phối content dưới nhiều hình thức/định dạng, ví dụ như:

  • Các bài báo/bài đăng trên blog: Nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền đến trang web của bạn, đồng thời cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu và kiến ​​thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực này;
  • Tờ rơi, banner;
  • Sách điện tử;
  • Podcast: Cho phép khách hàng xem nội dung một cách thụ động hơn, ví dụ như họ vẫn có thể nghe podcast khi đang nấu ăn hoặc đang lái xe;
  • Email;
  • Video;
  • Content dạng hướng dẫn làm;
  • Infographics: Trên thực tế, người tiêu dùng có khả năng đọc hết nội dung dưới dạng đồ họa thông tin cao hơn 30 lần so với nội dung chỉ được viết bằng văn bản;
  • Bài đăng trên mạng xã hội: 40% người tiêu dùng đã sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu, tìm hiểu về doanh nghiệp và thông tin sản phẩm. Hơn nữa, các nền tảng xã hội cũng đang giúp khách hàng mua sản phẩm trực tiếp thông qua các bài đăng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tham khảo: Các định dạng content phổ biến

Vai trò của content

  • Gia tăng traffic cho website;
  • Xây dựng thương hiệu;
  • Content góp phần gia tăng doanh số;
  • Định hình doanh nghiệp như một chuyên gia trong ngành;
  • Tiết kiệm chi phí marketing.

Dịch vụ viết bài chuẩn SEO

3+ loại content chính thường gặp

Dựa theo mục đích tiếp cận, người ta chia content thành 3 loại chính: Content mang tính chất giải trí, content tiện ích và content cung cấp thông tin. 

1. Content giải trí

Sáng tạo content giải trí chủ yếu dựa vào việc kích hoạt phản ứng cảm xúc của người đọc với mục đích giúp họ cảm thấy vui vẻ. 

Theo nghiên cứu của Martech, có đến 60% người dùng mạng xã hội gen X và gen Y bị thu hút bởi các bài đăng và video quảng cáo có tính chất hài hước vui nhộn. Đặc biệt con số này lên đến 72% đối với thế hệ người dùng gen Z.

Hầu như tất cả mọi người cảm thấy khó chịu và lướt qua luôn mỗi khi bắt gặp bài post quảng cáo của nhãn hàng. Bởi vậy, họ thường khéo léo lồng ghép thông điệp vào trong những content giải trí khiến người dùng không thể rời mắt. Từ đó có thể tiếp cận với lượng lớn người dùng chưa từng nghe nói về thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Dưới đây là một ví dụ content giải trí đến từ nhãn hàng Durex tại thị trường Thái Lan. Cụ thể trong 1 trận bóng đá, Durex đã biến tấm bảng bù giờ trông giống như bao bì của dòng sản phẩm Performa của hãng. Đặc biệt lại Performa chính là loại condom với công dụng kéo dài thời gian quan hệ. 

Đến đây bạn đã nhận ra điểm gây cười trong bức ảnh này chưa nhỉ? Durex đã khéo léo tận dụng “extra time” (thời gian bù giờ) trong một trận bóng đá để làm nổi bật thông điệp và công dụng của sản phẩm. Content “bá đạo” này của Durex thực sự khiến người dùng mạng xã hội tại Thái Lan và nhiều quốc gia khác phải ngả mũ thán phục vì độ lầy lội.

2. Content tiện ích

Content tiện ích chứa các nội dung nhằm giúp khách hàng khai thác tối đa tiện ích của sản phẩm hoặc để giải quyết một số vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng. 

Các nhãn hàng phân phối content tiện ích với mục đích nhắc nhớ khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Năm 2017, Adidas cho ra mắt ứng dụng “All day” tại Mỹ với 4 danh mục gồm vận động, dinh dưỡng, tư duy và nghỉ ngơi. Khách hàng của Adidas được cung cấp một số bài tập lành mạnh, các công thức nấu ăn từ tác giả ẩm thực Candice Kumai và danh sách phát nhạc tùy chỉnh từ DJ Nina Las Vegas. Về cơ bản, đó là một ví dụ về content tiện ích với việc Adidas đảm bảo rằng họ luôn có mặt để đáp ứng nhu cầu cá nhân bất cứ lúc nào mà không cần trực tiếp quảng bá các sản phẩm cốt lõi của mình.

Content tiện ích có ưu điểm là nhãn hàng có thể kiểm soát và đo lường mức độ sử dụng của người dùng thông qua lượt tải hoặc lượt click. Tuy nhiên để có thể phân phối loại content này, nhãn hàng phải bỏ ra một khoản không nhỏ, bao gồm chi phí công nghệ và chi phí cho đội ngũ sáng tạo nội dung.

3. Content cung cấp thông tin

Content cung cấp thông tin là danh mục không thể thiếu đối với bất kỳ trang web nào bởi vì Google sẽ dựa trên những nội dung này để xếp hạng trang web của bạn. 

Mục đích chủ yếu của dạng content này là cung cấp cho người dùng các thông tin hữu ích có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ một website bán son sẽ cần các loại content như “3 cách tô son không bị lem màu cho cô nàng môi mỏng” hay “Gợi ý 3 cách phân biệt son MAC thật và giả chỉ bằng mắt thường”,… 

Thông thường người viết sẽ chèn thêm link sản phẩm hoặc thông tin về thương hiệu trong phần nội dung. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi mua hàng như vậy thường không cao vì chủ yếu người dùng truy cập trang web để tìm kiếm thông tin mà thôi.

So với content giải trí thì hiệu quả mà content cung cấp thông tin mang lại thường chậm hơn nhiều, nhưng nó sẽ giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm. 

Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại thành 2 loại content là:

6+ bước sáng tạo content chuyên nghiệp!

Nếu bạn mới chập chững bước chân vào ngành SEO hoặc có ý định tự xây dựng trang web của riêng mình thì đừng bỏ qua quy trình 6 bước sáng tạo content chuyên nghiệp dưới đây:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch content

Để đảm bảo rằng content của bạn thực sự sẽ gây được tiếng vang, bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất của quá trình phát triển nội dung là bạn phải nắm bắt chính xác mục tiêu sản xuất content và chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận.

Một kế hoạch content với mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn luôn chủ động trong việc đánh giá và bám sát tiến độ đã đề ra. Một số mục tiêu mà chúng tôi gợi ý là:

  • Xây dựng niềm tin, thể hiện sự uy tín với khán giả mục tiêu;
  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng phù hợp với nhóm sản phẩm của bạn;
  • Khơi dậy lòng trung thành sâu sắc hơn với khách hàng hiện tại;
  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng tốt hơn;
  • Vượt qua 10 đối thủ cạnh tranh trên bảng hiển thị kết quả tìm kiếm.

Một quy trình phát triển nội dung có ích lợi gì nếu bạn không biết rõ đối tượng mà nó đang nhắm đến? 

Do vậy, chân dung khách hàng càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì dự án của bạn càng thành công bấy nhiêu. Thông thường, các chiến lược content sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận rộng rãi vì các doanh nghiệp luôn muốn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể. Đối với những dự án lớn, content writer phải mất thêm thời gian nghiên cứu hành vi và thói quen của người dùng bằng cách đi phỏng vấn hoặc chạy khảo sát.

Sau khi xác định đối tượng mục tiêu của bạn là ai, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

  • Làm thế nào để khán giả mục tiêu chú ý đến nội dung của mình?
  • Yếu tố quan trọng nhất đối với đối tượng này trước khi mua hàng là gì?
  • Có loại nội dung nào mang lại hiệu quả tốt hơn cho đối tượng này không?
  • Có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang phân phối nội dung nhắm tới đối tượng này?

Bước 2: Lên outline cho content

Outline hay còn gọi là sườn bài, bao gồm tiêu đề (H1) và các ý chính (H2, H3, H4,…). Trước khi bắt đầu viết bài hoàn chỉnh, người viết nào cũng cần phải lên outline để tránh trường hợp bí ý tưởng hoặc trường hợp nội dung bị lan man. 

Ngoài ra, việc lên outline ngay từ đầu cũng sẽ giúp quá trình tối ưu và chỉnh sửa nội dung trở nên đơn giản hơn.

Bước 3: Chọn lọc thông tin giá trị để tạo ra các nội dung độc đáo

Thật tuyệt vời nếu như bạn trở thành master trong lĩnh vực nào đó và tạo ra nhiều nội dung độc đáo để chia sẻ kinh nghiệm cho người khác. Tuy nhiên, đối với những content writer viết đa lĩnh vực, tức là không có đủ trình độ chuyên môn thì bạn bắt buộc phải tham khảo thông tin từ nhiều nguồn và viết lại theo văn phong của mình. 

Điều quan trọng mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tham khảo nhưng không được copy. Đạo văn là điều tối kỵ đối với dân sáng tạo nội dung. Googlebot rất dễ phát hiện ra trang web có đang copy nội dung từ nguồn khác hay không và đánh tụt điểm SEO của bạn.

Bước 4: Tối ưu các yếu tố SEO

Nội dung tốt là chưa đủ, bạn vẫn cần phải tối ưu lại các yếu tố SEO để trang web của bạn trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm. 

Hai thuật ngữ bạn sẽ nghe nhắc đến nhiều khi nói về các yếu tố xếp hạng SEO là SEO On-page và SEO Off-page.

  • SEO On-page đề cập đến các yếu tố được hiển thị trên trang web, bao gồm: Thẻ Heading (heading tag), thẻ mô tả (meta description tag), URL, thẻ canonical (canonical tag), tốc độ tải trang, tính thân thiện với thiết bị di động, thẻ alt, liên kết nội bộ (internal link), lỗi chính tả,… và quan trọng nhất là thẻ tiêu đề (title tag). Content bên trong hay nhưng tiêu đề quá nhàm chán thì không đủ để thu hút người dùng click vào đường dẫn đó.
  • SEO Off-page đề cập đến các yếu tố được hiển thị bên ngoài trang web của bạn, được gọi là các liên kết ngược (backlink). Nó ảnh hưởng đến độ tin cậy và quyền hạn của trang web.

Với content, khi tối ưu SEO cần chú ý đến việc chèn từ khóa. Việc sử dụng heading, title, đoạn mở đầu, thẻ meta description cũng cần biết cách tối ưu sao cho chuẩn SEO với cách công cụ bổ trợ như Yoast SEO hoặc Rank Math. Phần này sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết: Cách viết bài chuẩn SEO

Bước 5: Đánh giá độ hiệu quả của content

Đo lường hiệu quả của quá trình phát triển nội dung là rất quan trọng để đạt được thành công lâu dài. Trong quá đình đánh giá, bạn có thể xác định được phần nội dung nào còn thiếu sót để cải thiện chất lượng content tốt hơn.

Lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát trang, thời gian trên trang là những chỉ số phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng để đo lường hiệu quả của content. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu được đề cập ở bước 1, sẽ có nhiều yếu tố khác mà bạn cần lưu ý như:

  • Lượt chia sẻ trên mạng xã hội: Có bao nhiêu người theo dõi đang tích cực chia sẻ nội dung tới nhiều đối tượng hơn;
  • Điểm SEO: Content của bạn thúc đẩy bao nhiêu lưu lượng truy cập không phải trả tiền mỗi tháng;
  • Đối với website bán hàng: Người đọc có mua hàng sau khi đọc một vài nội dung trên trang hay không.

Bước 6: Tiếp tục tối ưu content

Sau khi đánh giá chất lượng content, đừng quên tiếp tục tối ưu lại các yếu tố SEO mà bạn đã bỏ lỡ ở bước 4 để trang web ngày càng thân thiện hơn với Google và người dùng.

Tham khảo: Cách triển khai Inbound Content hiệu quả!

Kỹ năng cần có của người viết content là gì?

Dưới đây là một số kỹ năng cần có của người viết content, để có thể sáng tạo ra những nội dung giá trị, hữu ích và mang lại hiệu quả cao:

1. Sử dụng giọng văn phù hợp

Chúng ta không thể dùng giọng văn hài hước cho những nội dung cần thể hiện tính chuyên môn cao, chuyên biệt như sức khỏe, tài chính,… Ngược lại, cũng không nên dùng giọng văn quá trang trọng cho những content soical hướng tới đọc giả là những bạn trẻ thế hệ gen Z.

Do đó, hãy nghiên cứu chân dung khách hàng trước khi viết content để biết cách sử dụng giọng văn phù hợp nhất.

2. Có vốn từ ngữ tốt

Không phải ai sinh ra cũng viết lách tốt, người viết tốt là người có vốn từ phong phú, biết cách ví von sinh động, dễ hiểu và truyền tải được nội dung chủ đạo tới người đọc.

3. Liên tục sáng tạo

Trong thời đại mọi thứ có sẵn trên mạng internet như hiện nay, chúng ta cần có sự đổi mới, sáng tạo để thu hút đọc giả của mình. Thật may là việc sáng tạo có thể học, có thể rèn luyện được. Vì vậy, trong quá trình viết, đừng ngại đọc thêm nhiều tài liệu, bổ sung những kiến thức cần thiết để content của bạn sản xuất luôn thu hút và khác biệt nhé!

4. Luôn trau dồi kiến thức để viết content tốt hơn

Chắc chắn rồi, dù bạn làm công việc gì thì trau dồi kiến thức cũng là việc phải làm nếu muốn mọi thứ phát triển và thăng tiến. Hãy đọc thêm nhiều sách, học hỏi từ những người có kinh nghiệm, tham khảo các video/blog chia sẻ kiến thức trong ngành để gia tăng hiểu biết của mình. Khi có lượng kiến thức tốt, việc viết content sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hy vọng sau khi hiểu content là gì, các bước sáng tạo content chuyên nghiệp, hiệu quả bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích. Hãy không ngừng sáng tạo để tạo ra những nội dung chất lượng và đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *