“Hóng Drama” trên Facebook suốt ngày, nhưng liệu bạn đã biết Drama là gì và nguồn gốc của thuật ngữ này chưa? Nếu chưa, hãy để chúng tôi giúp bạn cập nhật một số thông tin cơ bản có liên quan đến thuật ngữ “Drama” trong bài viết này nhé.
Drama là gì?
Trong tiếng Anh, drama (phát âm: /ˈdrɑːmə/) được định nghĩa là một vở kịch do diễn viên trình bày trên sân khấu thông qua đối thoại, độc thoại và hành động trực tiếp.
Điểm đặc trưng của thể loại drama là sự căng thẳng kịch tính được xây dựng xuyên suốt cốt truyện. Sự căng thẳng tăng lên khi khán giả không ngừng đặt ra câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” và bắt đầu đoán già đoán non kết cục cuối cùng của những sự kiện đó.
Dựa theo tâm trạng, giọng điệu và hành động được miêu tả trong cốt truyện, drama được chia thành 4 loại phổ biến, bao gồm:
- Hài kịch (Comedy): Đây là thể loại drama nhằm mục đích gây cười cho khán giả với giọng văn nhẹ nhàng và thường đi đến một kết thúc có hậu. Hài kịch lại được chia thành nhiều thể loại phụ, chẳng hạn như hài châm biếm, hài đen, hài lãng mạn,..Mỗi loại hài sẽ có lượng khán giả riêng;
- Bi kịch (Tragedy): Cái chết, thảm họa và nỗi đau khổ của con người là những ý tưởng phổ biến nhất trong các vở bi kịch. Nhân vật chính thường có một số điểm yếu hoặc khiếm khuyết mà cuối cùng chính nó là nguyên nhân gây ra cái chết của họ;
- Hài bi kịch (Tragicomedy): Đây là thể loại drama đặc biệt kết hợp giữa bi kịch và hài kịch, trong đó nhân vật chính diễn vai bi kịch nhưng lại pha một chút hài hước để đưa các tình huống nghiêm trọng đến một kết thúc có hậu;
- Melodrama: Thông thường, các chủ đề được mô tả trong melodrama rất đơn giản và không có bất kỳ tình tiết khó đoán nào. Tuy nhiên, mục đích của melodrama không phải để kể một câu chuyện mà là đánh thức cảm xúc trong lòng khán giả. Mọi thứ trong Melodrama đều được cường điệu hóa và thường mô tả các nhân vật cổ điển như anh hùng, nữ anh hùng kết hợp với nhân vật phản diện khi đối mặt với các tình huống giật gân, lãng mạn.
Drama trên Facebook là gì?
Ngoài mang nghĩa là một vở kịch, “drama” còn được giới trẻ sử dụng như một từ lóng để mô tả những vụ cãi vã, tranh chấp hoặc bóc phốt nổi đình nổi đám trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhiều người.
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn gốc của Drama
Thuật ngữ “drama” được nhà hiền triết người Hy Lạp Aristoteles sử dụng lần đầu tiên trong tác phẩm “Poetics” (Nghệ thuật Thi ca) vào khoảng năm 335 TCN.
“Drama” xuất phát từ thuật ngữ “δρᾶμα”. Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, từ này có nghĩa là một hành động, một vở kịch.
Thậm chí hình ảnh hai chiếc mặt nạ đang cười và đang khóc – biểu tượng của drama cũng được lấy cảm hứng từ 2 trong số 9 nàng thơ của Hy Lạp cổ đại: Thalia – Nàng thơ đại diện cho hài kịch và Melpomene – Nàng thơ đại diện cho bi kịch.
Những cách hiểu khác về Drama
Ngày nay, bạn có thể bắt gặp thuật ngữ “drama” dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như:
- Phim truyền hình dài tập: Đề cập đến những bộ phim dài tập có tình tiết kịch tính được phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia;
- Tính kịch (drama không có kịch bản): Đề cập đến những câu chuyện đời thật nhưng có diễn biến cao trào chẳng khác gì phim truyền hình. Điển hình của thể loại drama tính kịch là màn đấu đá qua lại giữa các thí sinh trong chương trình Vietnam’s Next Top Model;
- Web Drama: Đề cập đến những bộ phim dài tập chỉ được phát sóng trên Internet (phổ biến nhất là nền tảng YouTube) chứ không được phát sóng trên truyền hình chính thống. Nhà sản xuất thu lợi từ 2 nguồn: nhận booking và tiền quảng cáo do YouTube chi trả;
- Drama King và Drama Queen: Được sử dụng để mô tả những anh chàng hoặc cô nàng lúc nào cũng phản ứng một cách thái quá và khiến mọi thứ trở nên rối ren trong khi sự việc chẳng có gì to tát.
Mong rằng phần trả lời cho câu hỏi Drama là gì cùng với hàng loạt thông tin thú vị xoay quanh chủ đề Drama mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ nhận được sự ủng hộ và yêu thích của quý bạn đọc, giúp bạn có thể tự tin sử dụng thuật ngữ này một cách hợp lý. Hãy theo dõi website của chúng tôi để biết thêm nhiều thuật ngữ hot hit hơn nữa nhé!
→ Đọc tiếp: No nut november là gì?