Menu Đóng

FWB là gì? Có nên bắt đầu một mối quan hệ FWB?

Cách đây đúng một năm trước, nền tảng xã hội TikTok bất ngờ xuất hiện một video gây tranh cãi với tiêu đề “Sau một đêm thác loạn cùng FWB” của một bạn học sinh cấp 2 đã thu hút sự chú ý của hàng triệu cư dân mạng. Dù rằng FWB là khái niệm không còn quá mới mẻ với đại đa số người trẻ, video này cũng đã được chính chủ gỡ khỏi tài khoản TikTok, song, vấn đề FWB một lần nữa lại được đem ra bàn tán trên khắp các nền tảng.

Vậy cụ thể thì FWB là gì? Tại sao chủ đề này lại gây tranh cãi đến như vậy? Nên hay không nên duy trì mối quan hệ FWB? Cùng tìm hiểu nhé!

FWB là gì?

FWB là viết tắt của Friends with Benefits, được sử dụng để mô tả mối quan hệ bạn bè ràng buộc bởi lợi ích giữa hai bên.

Lợi ích ở đây có thể là tiền bạc hoặc tình dục, nhưng thường thì khi nhắc đến FWB, người ta sẽ nghĩ ngay đến lợi ích về mặt tình dục. Vì thế FWB có thể hiểu nôm na là mối quan hệ chỉ liên quan tới tình dục mà không có bất kỳ gắn kết tình cảm hay ràng buộc trách nhiệm nào.

Điều đặc biệt ở FWB là cả hai có thể tỏ ra không quen biết, hoặc là chọn cách cư xử như những người bạn khi gặp nhau bên ngoài.

→ Tìm hiểu: LGBT là gì?

FWB có nguồn gốc từ đâu?

Thuật ngữ FWB được bắt nguồn từ câu hát \\\”You\\\’re my best friend\\\”. Best friend with benefits (tạm dịch: Anh là người bạn tốt nhất của em, người bạn mang lại rất nhiều lợi ích). Đây là một phần của ca khúc \\\”Head Over Feet\\\” nằm trong album Jagged Little Pill được phát hành vào năm 2007 bởi nữ ca sĩ Alanis Morissette.

Tới năm 2011, sau thành công của hai bộ phim hài lãng mạn Friends with Benefits (Yêu lầm bạn thân) và No Strings Attached (Yêu không ràng buộc), công chúng bắt đầu thảo luận nhiều hơn về những mối quan hệ được gắn mác “không cam kết”.

Đến nay, FWB được xem như mục đích chính của người dùng khi tìm đến các ứng dụng hẹn hò online. Nếu đã từng match một vài lần trên Tinder, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra 2 kiểu người dùng chính: một là để tìm kiếm mối quan hệ yêu đương nghiêm túc; hai là để vui đùa ngắn hạn. Tuy nhiên phải đến 90% người dùng đến với Tinder đều nhằm vào mục đích thứ hai, và FWB chính là đại diện cho mối quan hệ kiểu này.

Những từ vựng liên quan đến FWB

Nếu bạn đang nghĩ đến việc tham gia vào một mối quan hệ FWB, hãy cập nhật ngay những từ vựng có liên quan dưới đây!

  • Open Relationship: Người trong cuộc được phép quan hệ tình dục ngoài luồng với nhiều người khác nữa;
  • Netflix and Chill (tiếng lóng): Mời bạn bè qua nhà chơi rồi quan hệ tình dục;
  • Situationship: Mối quan hệ mập mờ. Hai người có những hành động thân mật cả ở ngoài đời lẫn trên giường giống như những cặp đôi yêu nhau nhưng lại không phải là người yêu;
  • Ghosting: Bỗng dưng ngừng liên lạc với đối phương mà không có bất kỳ lời giải thích nào;
  • One Night Stand (419): Tình một đêm. Hai người chỉ quan hệ tình dục một lần duy nhất, và thường thì một trong hai người phải trả tiền cho đối phương;
  • Fling: Mối quan hệ chóng vánh. Hai người chỉ coi nhau như người qua đường và sẵn sàng chấm dứt mối quan hệ bất cứ lúc nào;
  • Cushioning: Giữ liên lạc với nhiều đối tượng cùng lúc để đề phòng trường hợp chấm dứt mối quan hệ với bạn tình. Mọi người thường gọi trường hợp này là “lốp dự phòng”

4+ kiểu quan hệ FWB

  • Bạn thân: Tình bạn giữa hai người thân thiết đến mức coi nhau như người thân, nên giữa họ vô hình chung có một bức tường ngăn cách tình cảm. Họ không thể nảy sinh tình yêu với đối phương và chỉ có thể chấp nhận thỏa mãn nhu cầu sinh lý khi cần. Đây được xem như mối quan hệ “ở trên tình bạn, ở dưới tình yêu” giống như lời bài hát của ca sĩ Min;
  • Quan hệ mạng lưới (NO): Hai người quen biết nhau trong một nhóm bạn chung và bị thu hút bởi đối phương, nhưng không có nhu cầu tiến tới mối quan hệ người yêu;
  • Tình một đêm (ONS/419): Đây là kiểu quan hệ FWB phổ biến nhất. Hai người sau khi trải qua một đêm mặn nồng sẽ tự động coi như không quen biết đối phương;
  • Người yêu cũ (Ex): Hai người đã từng yêu nhau nhưng chia tay vì một lý do nào đó. Hiện tại cả hai đều chưa thể tìm được người yêu mới, hoặc không hòa hợp chuyện chăn gối với người yêu mới bằng người yêu cũ nên họ tìm đến nhau chỉ nhằm mục đích giải tỏa nhu cầu sinh lý mà thôi.

Cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội trở nên cởi mở hơn nên có không ít bạn trẻ cho rằng việc có một mối quan hệ FWB là hoàn toàn bình thường: “Your body, your choice”, miễn sao bạn đủ khả năng chịu trách nhiệm về nó. Nhưng cũng không ít người cho rằng FWB là đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống và suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ tương lai.

Bắt đầu một mối quan hệ FWB, nên hay không?

Bản chất của FWB là không bị ràng buộc, cho nên nó sẽ là giải pháp dài hạn đối với những bạn tôn thờ “chủ nghĩa độc thân”.

Bạn chẳng cần vướng bận bởi gia đình, con cái; bạn cũng chẳng phải quan tâm xem nên tặng vợ/chồng mình món quà gì vào mỗi ngày lễ kỷ niệm; bạn cũng chẳng phải chịu trách nhiệm với ai đó nếu như xảy ra mối quan hệ ngoài luồng. Việc của bạn là hưởng thụ sự tự do mà vẫn có thể giải quyết nhu cầu sinh lý.

Tuy nhiên, không phải cuộc sống lúc nào cũng màu hồng như vậy đâu nhé. Bất kỳ điều gì cũng có cái giá của nó. Khi còn trẻ, bạn được hưởng sự tự do thì khi về già, bạn sẽ phải đối mặt với sự cô đơn; khi mà bạn bè đồng trang lứa được hưởng hạnh phúc bên chồng con của họ thì cuộc sống của bạn chỉ xoay quanh bốn bức tường mà thôi!

Do đó, việc nên hay không nên lựa chọn mối quan hệ FWB phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm của bạn về hôn nhân và gia đình.

Ở các nước phương Tây, giới trẻ có lối sống vô cùng phóng khoáng, cởi mở, nên FWB được coi là điều vô cùng bình thường. Thậm chí người đã có gia đình nhưng duy trì hàng tá mối quan hệ ngoài luồng thì cũng chẳng sao cả.

Tuy nhiên, với lối sống có phần kín đáo của các quốc gia phương Đông thì FWB không nhận được sự ủng hộ vì bị coi là mối quan hệ không an toàn, thậm chí nó còn bị bài trừ vì vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Vì sao người châu Á lại coi FWB là không an toàn? Đó là vì mối quan hệ này không duy trì được lâu dài và rất dễ gây tổn thương cho người trong cuộc khi “lỡ” nảy sinh tình cảm với đối tác. Mặc dù có một vài cặp đôi đã nên duyên từ việc trở thành FWB của nhau, tuy nhiên những trường hợp như vậy là rất hiếm, xác suất chưa đến 10%. Vì vậy, chúng tôi luôn khuyên các bạn trẻ hãy cân nhắc thật kỹ, bởi rất có thể bạn sẽ là người chịu thiệt nhiều hơn khi bước chân vào một mối quan hệ FWB.

Nếu bạn đã suy xét thật kỹ và vẫn muốn thử một lần, thế thì hãy chuẩn bị tốt 3 điều sau:

  • Có một cái đầu lạnh: Tuyệt đối không được nảy sinh tình cảm với đối phương vì khi một trong hai người xuất hiện tình cảm thì mối quan hệ sẽ bị chấm dứt do đã phá vỡ nguyên tắc ban đầu;
  • Giữ cơ thể “khỏe mạnh”: Dù bạn là ai, đang trong mối quan hệ nào, chắc chắn vấn đề “sức khỏe” phải được đưa lên hàng đầu. Tốt nhất bạn và đối tác nên đi kiểm tra sức khỏe trước khi trở thành FWB với nhau;
  • Sử dụng các biện pháp an toàn: Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai đúng cách để phòng tránh những vấn đề “ngoài ý muốn” có thể xảy ra.

→ Tìm hiểu về: No Nut November – Tháng 11 không tình dục

Vậy quan điểm của bạn về FWB là gì? Là “sống thoáng” hay “sống thả”? Hãy mạnh dạn nêu ý kiến trong phần bình luận nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *