Menu Đóng

6+ Indicator (chỉ báo kỹ thuật) và cách giao dịch!

Indicator - Chỉ báo kỹ thuật

6+ chỉ báo kỹ thuật trong Forex này là những indicator cơ bản nhưng quan trọng mà các trader cần biết. Đó là:

  1. Bollinger Band
  2. MACD
  3. Parabolic SAR
  4. RSI
  5. Stochastic
  6. ADX

Chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng của từng indicator này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé:

Indicator - Chỉ báo kỹ thuật
Indicator – Chỉ báo kỹ thuật

1. Bollinger Band

Bollinger Band là chỉ báo kỹ thuật do John Bollinger phát triển. Dải Bollinger bao gồm ba đường: 

  • Đường trung bình động đơn giản (SMA)
  • Hai đường được tính toán với một số độ lệch chuẩn xác định ở trên và dưới SMA. 

Nó cho biết thị trường đang im ắng hay biến động. Cụ thể:

Trong thời gian biến động giá tăng lên, các dải trên và dưới sẽ mở rộng và khi các biến động giá giảm, các dải sẽ co lại về phía phạm vi giá. Do đó, chúng có thể được sử dụng để so sánh sự biến động và mức giá tương đối trong một khoảng thời gian.

Giao dịch với Bollinger Band như thế nào?

  • Bollinger Bounce: Là việc giá di chuyển đến gần dải băng thì bật ngược trở lại do lúc này dải băng đóng vai trò như kháng cự và hỗ trợ. Nếu bạn sử dụng BB trong khung thời gian lớn thì vai trò kháng cự/hỗ trợ này càng mạnh mẽ. Nó đặc biệt hiệu quả trong thị trường không có xu hướng hay sideway.
  • Bollinger Squeeze: Là việc dải băng co lại khi thị trường im ắng, chờ đợi cho một đợt bứt phá giá mạnh mẽ. Nếu có một cây nến vượt ra khỏi dải băng đó chính là nến tín hiệu Breakout. Cụ thể là nếu nó phá đi lên thì khả năng cao là giá sẽ tăng, nếu phá đi xuống thì giá sẽ giảm.
Bollinger Band
Bollinger Band

2. MACD

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo kỹ thuật này được dùng để xem liệu có xu hướng mới không và nó là tăng hay giảm. Đơn giản là vì “Trend is Friend”.

Để có được chỉ số MACD, người ta sẽ dùng 3 con số là:

  • MA nhanh
  • MA chậm
  • Trung bình động hiệu số của MA nhanh và MA chậm (Yếu tố tạo thành Histogram)

MACD thông thường trên các biểu đồ có sẵn là “12,6,9” chính là thứ tự của 3 con số trên.

Giao dịch với MACD như thế nào?

Khi đường xu hướng mới hình thành, chúng ta sẽ thấy đường MA nhanh thay đổi đường đi trước với giá và nó sẽ cắt đường MA chậm.

Khi hai đường cắt nhau, MA nhanh sẽ bắt đầu “phân kỳ” tức là đi xa khỏi đường MA chậm thể hiện xu hướng mới đã bắt đầu hình thành.

Tại các điểm mà các đường MA cắt nhau, bạn sẽ thấy Histogram gần như = 0, tức là không có Histogram. Chỉ khi MA nhanh phân kỳ mạnh mẽ thì Histogram mới được hình thành và lớn dần, đây cũng là lúc xu hướng tăng/giảm đang diễn ra.

MACD
MACD

3. Parabolic SAR

Nếu MACD giúp chúng ta tìm ra điểm bắt đầu của một xu hướng mới thì Parabolic SAR sẽ giúp tìm thấy điểm kết thúc của một xu hướng. Parabolic SAR chỉ ra khả năng cao là xu hướng sẽ đảo chiều trong thời gian tới bằng các dấu chấm trên biểu đồ.

Cụ thể là ở xu hướng tăng, các dấu chấm của Parabolic SAR nằm ở dưới các cây nến thì khi chúng chuyển sang nằm bên trên là báo hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc và sẽ sớm đảo chiều sang xu hướng giảm.

Giao dịch với Parabolic SAR như thế nào?

Như vậy, đơn giản là khi bạn thấy các dấu chấm Parabolic SAR nằm ở dưới thì canh mua và nếu nằm ở trên thì canh bán. Nó hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường có xu hướng và đang di chuyển mạnh.

Lưu ý: Không dùng chỉ báo kỹ thuật Parabolic SAR trong thị trường đi ngang/sideway vì nó sẽ cho những tín hiệu sai.

Bạn có thể sử dụng Parabolic SAR để thoát lệnh để bảo vệ lợi nhuận của mình. Giả sử nếu bạn đang có lệnh mua và thấy Parabolic SAR xuất hiện ở phía trên biểu đồ nến thì điều này gợi ý rằng đây chính là thời điểm để thoát lệnh mua. Vì có thể giá sẽ đảo chiều sang giảm.

Parabolic SAR
Parabolic SAR

4. RSI

Chỉ số RSI dùng để đo lường tình trạng thị trường đang ở giai đoạn quá mua hay quá bán.

Người ta đo lường RSI từ 1 đến 100. Trong đó:

  • RSI <30 nghĩa là thị trường đang quá bán
  • RSI >70 là thị trường đang quá mua

Nếu thuần thục, bạn có thể dùng RSI để dò đáy hoặc đỉnh của thị trường và đưa ra quyết định mua/bán sớm.

Giao dịch với RSI như thế nào?

Dùng RSI để xác định xu hướng thị trường: Bằng cách quan sát đường RSI đang ở trên hay dưới 50 ta có thể biết thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm. Cụ thể:

  • Nếu RSI <50: Thị trường đang trong xu hướng giảm
  • Nếu RSI >50: Thị trường đang trong xu hướng tăng
RSI
RSI

5. Stochastic

Chỉ báo kỹ thuật Stochastic có thể giúp bạn xác định xem liệu xu hướng hiện tại sẽ sớm kết thúc không? Nó cũng có cấu tạo tương tự như MACD với 1 đường nhanh và 1 đường chậm.

Giao dịch với Stochastic như thế nào?

Chỉ số Stochastic có giá trị từ 0 – 100 và:

  • Nếu Stochastic trên 80 nghĩa là thị trường đang ở trạng thái quá mua
  • Nếu Stochastic dưới 20 nghĩa là thị trường đang ở trạng thái quá bán

Lúc này, chúng ta sẽ bán khi thị trường quá mua và mua khi thị trường quá bạn, chỉ đơn giản vậy thôi!

Bạn có thể kết hợp chỉ báo này với các chỉ số khác hoặc các yếu tố khác như mô hình nến đảo chiều hoặc mô hình giá… để có xác suất thắng cao hơn.

Tham khảo:

6. ADX (Average Directional Index)

ADX là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo lường độ mạnh yếu của xu hướng với mức độ từ 0 đến 100. Cụ thể:

  • ADX <20: Xu hướng đang yếu (khi thị trường đi ngang)
  • ADX >40-50: Xu hướng đang mạnh

Lưu ý là ADX chỉ thể hiện độ mạnh yếu của xu hướng chứ không thể hiện xu hướng đang tăng hay giảm.

Giao dịch với ADX như thế nào?

Khi ADX <50 nghĩa là xu hướng hiện tại đang yếu dần đi, bạn nên cân nhắc đóng lệnh để bảo vệ lợi nhuận.

Hoặc khi ADX <20 nghĩa là thị trường đang không có xu hướng rõ ràng, hãy khoan vào lệnh và chờ tín hiệu breakout để tìm điểm vào lệnh đẹp hơn.

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua 6+ chỉ báo kỹ thuật (indicator) quan trọng trong phân tích kỹ thuật thị trường Forex. Vì mỗi chỉ báo lại có vai trò khác nhau và chỉ phù hợp trong những tình huống nhất định. Do đó, bạn nên kết hợp chúng lại để có những tín hiệu tốt nhất.

Nhiều trader có kinh nghiệm thường dùng 3 chỉ báo mà họ cho là tốt nhất và chỉ vào lệnh khi cả 3 chỉ báo này cho cùng 1 tín hiệu mua hoặc bán.

Lagital.Com đã tổng hợp thành bảng chỉ báo kỹ thuật và cách giao dịch với các indicator này như dưới đây để bạn tiện theo dõi:

Chỉ báo

Quy tắc giao dịch

Bollinger Band (30,2,2)

Chốt lệnh bán hoặc mua vào khi dải băng ở dưới biểu đồ ngày. Ngược lại khi BB ở trên biểu đồ ngày.

MACD (12,26,9)

Chốt lệnh bán hoặc mua vào khi MACD cắt trên biểu đồ ngày. Ngược lại khi MACD cắt dưới biểu đồ ngày.

Parabolic SAR (0.02, 0.02, 0.2)

Chốt lệnh bán hoặc mua vào khi dấu chấm của Parabolic SAR nằm ở dưới các cây nến của biểu đồ ngày.

Stochastic (14,3,3)

Mua khi Stochastic cắt lên 20. Bán khi Stochastic cắt xuống 80

RSI (9)

Mua vào khi RSI cắt 30 đi lên. Bán ra khi RSI cắt 70 đi xuống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *