PR được biết đến như một công cụ marketing tuyệt vời giúp xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy cụ thể PR là gì và vai trò, ưu nhược điểm của PR trong chiến dịch Marketing như thế nào? Cùng Lagital.com tìm hiểu ngay nhé!
PR là gì?
PR (viết tắt của Public Relations) là 1 trong 6 công cụ marketing tích hợp mà cơ quan tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng để quản lý cách thức phổ biến thông tin đến công chúng, đặc biệt là giới truyền thông.
Mỗi chiến dịch PR (quan hệ công chúng) sẽ nhắm tới 2 mục tiêu chính bao gồm:
- Duy trì hình ảnh thương hiệu (brand image) tích cực trong mắt dư luận;
- Duy trì mối quan hệ chiến lược với công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên và các bên liên quan khác.
Các chuyên gia PR sẽ sử dụng một hoặc kết hợp nhiều công cụ dưới đây để tiếp cận với công chúng:
- Viết thông cáo báo chí;
- Bài phát biểu trực tiếp;
- Thực hiện các sự kiện đặc biệt để tiếp cận với công chúng và giới truyền thông;
- Tham dự và tài trợ tại các sự kiện;
- Cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng trên website chính thức.
Vai trò của PR trong truyền thông
Giả sử bạn là một nhân viên của bộ phận Quan hệ công chúng cho một công ty thiết kế nội thất và doanh nghiệp của bạn vừa giành được chiến thắng cuộc thi thiết kế nội thất Việt Nam. Công việc lúc này của phòng PR là soạn thảo một thông cáo báo chí và tiến hành liên hệ với các phóng viên để lan truyền về thành tích này tới công chúng.
Như vậy thì vai trò đầu tiên của PR trong truyền thông là xây dựng danh tiếng và sự uy tín cho doanh nghiệp.
Không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, PR cũng mở rộng đến cả giới quan chức chính phủ. Đội ngũ gồm các chuyên gia PR sẽ làm nhiều cách để phổ cập các chính sách mới của chính phủ tới gần hơn với công chúng. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy vai trò thứ hai của PR trong truyền thông là duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa chính phủ và người dân.
Song song với việc sử dụng PR để nâng cao hoặc xây dựng danh tiếng với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông thì PR còn có vai trò xử lý các mối quan hệ nội bộ giữa các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp hoặc giữa các chi nhánh khác nhau của một tập đoàn.
Vai trò cuối cùng của PR trong truyền thông là giải quyết khủng hoảng truyền thông đe dọa tới hình ảnh của công ty. Ngay khi các tin xấu liên quan đến doanh nghiệp xuất hiện, phòng quan hệ công chúng phải nhanh chóng đưa ra phản ứng tốt nhất để trấn an dư luận.
Để thấy rõ hơn vai trò của PR, Loan xin đưa ra một ví dụ xử lý khủng hoảng truyền thông vô cùng thành công của công ty Johnson & Johnson. Năm 1980, sản phẩm Tylenol của Johnson & Johnson đã bị một người không rõ danh tính tẩm xyanua khiến 7 người thiệt mạng.
Điều này dẫn đến sự hoảng loạn của công chúng trên diện rộng và kéo theo sức hút vô cùng lớn của giới báo chí. Đối phó với sự việc này, Johnson & Johnson đã thu hồi tất cả sản phẩm Tylenol của mình ra khỏi kệ hàng và đưa ra thông cáo trên toàn quốc để cảnh báo người tiêu dùng không mua hoặc sử dụng Tylenol.
Sau đó, Johnson & Johnson đã tạo ra một loại tem chống giả mạo mới và hướng dẫn 2.000 nhân viên bán hàng phát ngôn trước cộng đồng y tế để khẳng định những chai Tylenol mới là an toàn. Kết quả của chiến lược PR này là vô cùng hiệu quả. Cả danh tiếng của Johnson & Johnson cũng như sản phẩm Tylenol đều được công chúng công nhận là an toàn trở lại. Chỉ sau 6 tuần xảy ra khủng hoảng này, cổ phiếu Tylenol đã tăng trở lại 24%.
Ưu nhược điểm của PR
Dưới đây là một số ưu nhược điểm của PR trong chiến dịch Marketing:
1. Ưu điểm của PR
Tổng kết và đúc rút những ý chính ở phần trên, chúng tôi đưa ra 2 ưu điểm lớn nhất của PR gồm:
- Xây dựng nhận thức và hình ảnh tốt đẹp cho công ty trong mắt khách hàng thông qua các câu chuyện và bài báo trên các phương tiện truyền thông;
- Tiết kiệm chi phí nhưng lại tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng: Lý do là bởi khán giả có xu hướng tin tưởng các thông điệp đến từ một nguồn khách quan hơn là các thông điệp quảng cáo của chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần bỏ tiền ra để quảng cáo nhưng vẫn có rất nhiều biết đến.
2. Hạn chế của PR
PR mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp nhưng nó cũng gặp phải một số hạn chế dưới đây:
- Không được kiểm soát phương tiện truyền thông. Không giống như quảng cáo, PR là do bên thứ 3 miêu tả và đánh giá về doanh nghiệp nên doanh nghiệp không thể kiểm soát chính xác thông tin mà giới báo chí nói về mình;
- Khó đo lường hiệu quả của các hoạt động PR. Mặc dù doanh nghiệp có thể đo lường được số lượt truy cập trên phương tiện truyền thông và các bài báo đã xuất bản nhưng rất khó để xác định khách hàng hài lòng hay không hài lòng về chiến dịch PR.
Những thuật ngữ PR phổ biến
Thế hệ gen Y và gen Z thường xuyên dùng mạng xã hội nên chắc hẳn không còn xa lạ với những thuật ngữ PR như:
1. PR hộ
Thông thường những account Facebook bị hack nick sau khi lập tài khoản mới thường nhờ bạn bè chụp lại thông tin của mình và đăng lên Facebook với caption “PR hộ con bạn/đứa em…”
Như vậy PR hộ ở đây có nghĩa không quá to tát như ở những phần trên, mà nó chỉ đơn thuần là nhờ người thân, bạn bè giới thiệu hộ về sản phẩm/dịch vụ mà mình có.
2. PR thuê
PR thuê là cách mà các nhãn hàng bỏ tiền ra thuê influencers hoặc KOLs để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình.
3. PR sản phẩm
PR sản phẩm là giới thiệu tính năng, công dụng của sản phẩm nào đó và thuyết phục mọi người mua hàng.
Thật ra cụm từ ‘PR sản phẩm” không liên quan gì đến nghĩa gốc của thuật ngữ PR như chúng tôi đã giải thích ở những phần trên. Nhưng do nhiều người tại Việt Nam đánh đồng PR và quảng cáo là một, cứ nhiều người cho là vậy nên PR sản phẩm đồng nghĩa với quảng cáo sản phẩm.
4. PR trên Facebook
PR trên Facebook là cách mà các nhà bán hàng online sử dụng để quảng cáo thương hiệu của mình và các sản phẩm, dịch vụ mà mình đang bán thông qua nền tảng xã hội Facebook.
Ở các quốc gia khác thì Instagram là nền tảng đông đảo người dùng nhất nhưng riêng tại Việt Nam thì Facebook mới chính là thị trường béo bở. Một số hình thức PR trên Facebook có thể kể đến như cộng tác với influencers (những người có trên 5000 followers), chạy quảng cáo Facebook hoặc tổ chức minigame, sự kiện online.
Sau khi hiểu PR là gì, có thể thấy PR đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có một chiến dịch Marketing thành công. Ở thời điểm hiện tại, để xây dựng kế hoạch PR, chúng ta cần xác định vị thế của doanh nghiệp và đặc điểm insght khách hàng rồi từ đó lựa chọn cách thức, công cụ phù hợp.