Để việc SEO website đạt hiệu quả như mong đợi, bạn sẽ cần biết quy trình SEO cơ bản nhất, rồi từ đó triển khai theo cách của riêng mình. Bởi mỗi lĩnh vực sẽ có đặc thù về nội dung, nhu cầu tìm kiếm và mức độ cạnh tranh khác nhau.
Dưới đây là quy trình SEO được Loan tham khảo, chắt lọc, tổng hợp sao cho tinh giản nhất để những bạn newbie dễ dàng tiếp cận:
Bước 1: Xác định mục tiêu SEO
Đầu tiên, bạn cần biết mục tiêu SEO website này để làm gì? Bạn cần tăng traffic hay muốn tạo chuyển đổi, bán được hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ?
Với mỗi mục tiêu chúng ta sẽ lên kế hoạch và có cách triển khai thực hiện khác nhau. Ví dụ:
- Với mục tiêu tăng traffic, bạn sẽ tập trung vào các keyword có lượng tìm kiếm cao, tỷ lệ nhấp chuột – CTR cao, cách giữ chân người dùng ở lại lâu trên website.
- Với mục tiêu tạo chuyển đổi, ngoài cung cấp nội dung giá trị, bạn cần chọn được các keyword người dùng tìm kiếm với mục đích mua hàng. Sau đó, lên kế hoạch nội dung có tính CTA (Call to Action) cao, hấp dẫn để người dùng sẵn sàng để lại thông tin tư vấn hoặc quyết định mua hàng ngay.
Bên cạnh đó, cũng cần xác định khoảng thời gian làm SEO là bao lâu để có kế hoạch triển khai phù hợp.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nội dung – Nghiên cứu từ khóa
Tiếp theo trong quy trình SEO, dựa trên mục tiêu đã xác định ở trên, người làm SEO sẽ tiến hành nghiên cứu Insight khách hàng để xây dựng nội dung phù hợp.
Nhiều bạn thường lao vào nghiên cứu từ khóa của đối thủ rồi mang về sử dụng. Trên quan điểm cá nhân, mình thấy việc này không phải không hiệu quả, nhưng nó không giúp bạn khai thác triệt để nội dung. Từ đó, không thể hiện sự khác biệt, nổi bật của website so với đối thủ và với người dùng.
Để xây dựng được nội dung phù hợp, cần hiểu hành trình của khách hàng – Customer Journey. Xem xét khách hàng của bạn họ thường tìm hiểu thông tin gì trước khi ra quyết định mua hàng, làm sao để biết họ đang quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn? Nội dung nào sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm và dẫn dắt họ mua hàng hiệu quả nhất?
Tham khảo trong bài: Customer Journey là gì? Cách xây dựng bản đồ hành trình khách hàng thành công!
Sau khi đã liệt kê được những nội dung quan trọng như vậy, chúng ta mới tiến hành khai thác bộ từ khóa liên quan đến từng giai đoạn mua hàng. Rồi từ đó, lựa chọn những từ khóa có traffic cao, có tính chuyển đổi.
Công cụ nghiên cứu từ khoá bao gồm: Google Keyword Planner, Ahrefs, Google Trend, Keywordtool,…
Tham khảo: 7 bước nghiên cứu từ khoá hiệu quả!
Bước 3: Triển khai nội dung theo kế hoạch
Từ những nội dung trên, giai đoạn tiếp theo là triển khai nội dung đó theo kế hoạch. Cần xác định bài nào viết trước, bài nào viết sau, thời gian viết và đăng bài trong bao lâu.
Khi viết bài nên chú ý không máy móc, dài dòng chèn từ khóa khô cứng khiến người đọc thấy khó chịu. Việc kết hợp hình ảnh, video minh họa sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng, đồng thời tốt cho SEO.
Bước 4: Tối ưu Onpage SEO
Nếu là trang web đã có sẵn, để tối ưu SEO Onpage, trước tiên cần Audit, phân tích dựa trên các yếu tố sau để có hướng xử lý như:
- Mức độ tối ưu Onpage
- Tốc độ tải trang
- Lỗi kỹ thuật: 301, 404, các thẻ html
- Nội dung đang có trên trang đã được tối ưu chưa?
Một số công cụ hỗ trợ thực hiện việc kiểm tra này là: Screaming Frog, Website Auditor,…
Nếu là website mới, công việc sẽ ít hơn vì bạn bỏ qua được khâu Audit. Lúc này, mỗi khi đăng bài bạn tiến hành:
- Tối ưu nội dung, các thẻ html: Heading, Title, Meta Description, <a>, <b>,…
- Chèn từ khóa, hình ảnh phù hợp;
- Canonical những nội dung trùng lặp, nhất là với website thương mại điện tử
- Tối ưu Technical
- Trải nghiệm người dùng: Tốc độ tải trang, giao diện website.
Tham khảo: Cách viết tiêu đề chuẩn SEO
Bước 5: Tăng cường sức mạnh cho website với Offpage SEO
Sau khi website đã ổn định, tối ưu đầy đủ, chúng ta tiến hành xây dựng liên kết bên ngoài (backlink) để tăng cường sức mạnh cho website.
Nên chọn và đi những backlink chất lượng như:
- Nội dung liên quan đến lĩnh vực SEO
- Website đi backlink có nội dung tốt, chỉ số DR, TF cao,…
Bên cạnh đó, cần đi link với tỷ lệ Anchor Text tự nhiên, không nên spam quá đà các từ khóa chính xác.
Bước 6: Theo dõi thứ hạng và đánh giá hiệu quả – cải thiện
Bước cuối cùng trong quy trình SEO là tiến hành theo dõi thứ hạng sau thời gian làm SEO như kế hoạch đã đề ra để đo lường hiệu quả:
- Có bao nhiêu từ khóa lot top Google như mục tiêu?
- Những từ khóa lọt Top có tỷ lệ nhấp chuột như thế nào?
- Thời gian người dùng ở lại trang là bao lâu?
- Người dùng có click chuột sang các trang khác không hay đọc xong là out?
Việc đánh giá hiệu quả SEO phụ thuộc nhiều vào mục tiêu ban đầu đã đề ra. Tuy mỗi ngành nghề sẽ có cách SEO riêng, nhưng quy trình SEO cơ bản trên đây dường như không thay đổi theo thời gian và sau nhiều lần update thuật toán của Google.