Menu Đóng

Thẻ tín dụng nội địa là gì? Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa!

Thẻ tín dụng nội địa

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thẻ tín dụng của người dân ngày càng tăng nhanh. Thay vì phải mang theo tiền mặt vừa bất tiện vừa nguy hiểm, người tiêu dùng giờ đây chỉ cần một chiếc thẻ tín dụng nhỏ gọn là đã có thể thanh toán mọi nơi, đã thế còn được hưởng nhiều lợi ích. Vậy thẻ tín dụng nội địa là gì? Thẻ này có gì khác so với thẻ tín dụng quốc tế? Quy trình làm thẻ tín dụng nội địa diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Thẻ tín dụng nội địa
Thẻ tín dụng nội địa

Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Thẻ tín dụng nội địa là loại thẻ được phát hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ tín dụng hoặc các ngân hàng thương mại trong nước, cho phép chủ thẻ sử dụng nó để thanh toán tiền hàng hóa/dịch vụ tại các điểm thanh toán trên phạm vi toàn quốc mà không yêu cầu tiền có sẵn trong thẻ.

Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt. Thay vào đó, ngân hàng phát hành thẻ sẽ ứng trước tiền cho người bán và sau đó chủ thẻ sẽ phải thanh toán lại cho ngân hàng. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên mức độ uy tín của chủ thẻ.

Tìm hiểu: Thẻ tín dụng là gì?

Khi mua sắm, người dùng thẻ phải nhập mật khẩu cá nhân (mã PIN) hoặc ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết thông tin của thẻ cùng với số tiền cần trả. Ngoài ra nhiều điểm bán hàng còn chấp nhận hình thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ (Card Not Present) hoặc giao dịch vắng chủ thẻ (Cardholder Not Present).

Thẻ tín dụng nội địa là gì?
Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ có đủ chi trả cho lần mua sắm đó hay không thông qua một đầu đọc thẻ (POS – Point of Sale).

Đầu đọc này đã được kết nối trực tiếp với ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán. Đầu đọc sẽ đọc dữ liệu của thẻ thông qua dải từ tính hoặc bảng vi mạch trên thẻ. Loại thẻ sử dụng dải từ tính được gọi là thẻ từ, còn loại thẻ sử dụng bảng vi mạch được gọi là thẻ “chip” hoặc thẻ EMV.

Các nhà bán hàng trực tuyến thì sử dụng một cách thức khác để xác minh tài khoản thẻ. Đó là yêu cầu chủ thẻ phải cung cấp thêm thông tin như mã số an ninh in ở mặt sau thẻ, địa chỉ chủ thẻ hoặc mật khẩu định trước.

Hàng tháng, chủ thẻ sẽ được ngân hàng gửi cho một bảng kê, trong đó bao gồm tất cả các giao dịch được thực hiện bằng thẻ, cùng với các khoản phí và tổng số tiền còn nợ của tháng trước. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại hoặc bác bỏ một số giao dịch mà anh/chị cho là không đúng.

Cả thẻ tín dụng nội địa lẫn thẻ tín dụng quốc tế đều cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Nghĩa là chủ thẻ không bắt buộc phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng. Tuy nhiên, chủ thẻ bắt buộc phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê.

Theo thống kê của Vụ Thanh toán (NHNNVN), đến ngày 31/12/2021, số lượng thẻ tín dụng nội địa là 475.000 thẻ, tăng 61,7% so với năm 2019.

Có nên mở thẻ tín dụng không?
Có nên mở thẻ tín dụng không?

Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa

Để hiểu rõ hơn về thẻ tín dụng nội địa, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ưu nhược điểm của loại thẻ này nhé!

1. Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà số lượng người sử dụng thẻ tín dụng nội địa lại tăng mạnh chỉ trong vòng vài năm. Đó là vì loại thẻ này đem lại cho chủ thẻ nhiều lợi ích như:

  • An toàn

Đây là ưu điểm chung của tất cả các loại thẻ ATM so với việc thanh toán bằng tiền mặt, chứ không riêng gì thẻ tín dụng nội địa. Trong trường hợp bị mất thẻ, bạn chỉ cần gọi vào số hotline của Ngân hàng và yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức. Như vậy là bạn có thể bảo quản được tài sản của mình rồi.

  • Được hoàn tiền và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn

Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn không những được chi tiêu trước – trả tiền sau mà còn được hoàn tối đa lên đến 6% hóa đơn vào lại thẻ tín dụng. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn cung cấp nhiều ưu đãi “siêu to khổng lồ” cho chủ thẻ như tích lũy dặm bay đổi quà, đổi ngoại tệ không mất phí hoặc cho phép bạn được ngồi phòng chờ VIP tại sân bay,…

  • Thẻ tín dụng nội địa là “cứu tinh” trong lúc hết tiền

Đây cũng chính là lợi ích rõ ràng nhất mà thẻ tín dụng nói chung có thể mang lại so với tiền mặt và thẻ ghi nợ. Những lúc bạn lâm vào cảnh “rỗng túi” mà không thể vay mượn được của ai thì thẻ tín dụng sẽ là “cứu tinh” giúp bạn vượt qua khó khăn. Thay vì vay tín dụng đen với lãi suất cắt cổ thì bạn có thể mượn tiền của ngân hàng với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều vào bất cứ lúc nào.

  • Miễn lãi lên đến 45 ngày

Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng chính sách 45 ngày miễn lãi suất kể từ ngày sao kê giao dịch để khách hàng hoàn trả số tiền đã ứng. Và đương nhiên là sau 45 ngày thì số tiền chưa trả hết sẽ bị tính lãi suất.

Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa
Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa

2. Nhược điểm

Tuy có nhiều lợi ích trong chi tiêu, mua sắm nhưng thẻ tín dụng nội địa vẫn có một số điểm yếu mà người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý.

  • Phí rút tiền mặt quá cao

Tính năng chính của thẻ tín dụng nói chung là thanh toán, chứ không phải rút tiền mặt. Tất nhiên là chủ thẻ có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn, tuy nhiên phí giao dịch sẽ cao hơn rất nhiều so với việc rút tiền bằng thẻ ghi nợ.

Hiện tại mức phí chung được nhiều ngân hàng áp dụng là 4%, nghĩa là cứ rút 1.000.000đ thì bạn sẽ mất 40.000đ, con số càng lớn thì mức phí càng cao. Nhưng khi rút tiền bằng thẻ ghi nợ thì bạn chỉ mất 1.100đ nếu rút tại cây ATM cùng ngân hàng hoặc 3.300đ nếu rút tại cây ATM khác ngân hàng.

  • Hạn mức tín dụng thấp

So với thẻ tín dụng quốc tế thì thẻ tín dụng nội địa có hạn mức tín dụng thấp hơn, đồng thời cũng ít được hưởng ưu đãi hơn.

  • Có thể mắc nợ

Trong trường hợp “vung tay quá trán” và không có khả năng chi trả, bạn có thể mắc nợ ngân hàng một số tiền rất lớn. Hơn nữa, việc cộng dồn tiền nợ quá hạn với mức lãi suất quá cao sẽ càng khiến bạn khó hoàn trả hơn.

Hướng dẫn làm thẻ tín dụng nội địa

Để mở được thẻ tín dụng nội địa, bạn phải đáp ứng được 3 điều kiện cơ bản sau:

  • Là công dân quốc tịch Việt Nam;
  • Độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có nguồn thu nhập ổn định: Thẻ tín dụng được xem như công cụ cho vay của ngân hàng, do đó chỉ những ai đủ điều kiện trả nợ thì mới được xét duyệt hồ sơ. Khách hàng muốn mở thẻ tín dụng cần có thu nhập tối thiểu 4,5 triệu đồng/tháng.
Điều kiện mở thẻ tín dụng
Điều kiện mở thẻ tín dụng

Khách hàng có thể tiến hành mở thẻ tín dụng bằng 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Mở thẻ tín dụng nội địa tại phòng giao dịch của ngân hàng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Thông tin cá nhân: Hộ chiếu/CCCD/CMND/Chứng minh quân đội
  • Nơi ở hiện tại: Đơn đăng ký tạm trú tạm vắng
  • Thông tin về nơi cư trú: Sổ hộ khẩu
  • Công việc: Hợp đồng lao động/Bảo hiểm/Giấy đăng ký kinh doanh
  • Tài chính: Sao kê tài khoản lương/Phiếu lương/Hợp đồng bảo hiểm & biên lai/Giấy tờ sở hữu xe ô tô/Hình thẻ & sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng khác

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào Mẫu đề nghị phát hành thẻ tín dụng do ngân hàng cung cấp

Ngân hàng sẽ xét duyệt hồ sơ tín dụng của bạn trong vòng 10 -15 ngày. Nếu pass hồ sơ, bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo của ngân hàng và đến phòng giao dịch đã đăng ký để tiến hành nhận thẻ.

Cách 2: Mở thẻ tín dụng nội địa online

Lưu ý: Không phải ngân hàng cũng cho phép khách hàng mở thẻ tín dụng nội địa online. Hiện tại theo thông tin mà chúng tôi ghi nhận được mới chỉ có ngân hàng Techcombank, VPBank, VIB, ACB, TPBank, Vpbank cung cấp dịch vụ này.

Quy trình mở thẻ tín dụng tại nhà được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của ngân hàng thương mại mà bạn muốn mở thẻ
  • Bước 2: Điền thông tin cần thiết bao gồm: Thông tin cá nhân, loại thẻ muốn mở,….
  • Bước 3: Click vào nút “đăng ký ngay” để gửi thông tin đăng ký
  • Bước 4: Nhân viên ngân hàng sẽ liên hệ lại để xác nhận thông tin và kiểm tra một số thông tin cần thiết.

Sau khi hồ sơ của bạn được ngân hàng phê duyệt thành công, bạn sẽ đến chi nhánh gần nhất để nhận thẻ hoặc ngân hàng sẽ gửi thẻ về tận nhà miễn phí.

Sau hơn 20 năm lưu hành, thẻ tín dụng đã đánh dấu bước đổi mới của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nói chung và hình thức thanh toán bằng thẻ nói riêng. Đọc đến đây, bạn đã nắm được thẻ tín dụng nội địa là gì và cách mở thẻ tín dụng chưa nào? Nếu vẫn còn thắc mắc về quy trình mở thẻ, hãy để lại ý kiến bên dưới nhé.

Tham khảo: Hướng dẫn mở thẻ tín dụng Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *