Bạn cảm thấy ngột ngạt và luôn trong trạng thái thấp thỏm khi phải đối mặt với ai đó đến mức muốn thoát khỏi họ càng sớm càng tốt? Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào một mối quan hệ toxic. Vậy biểu hiện của người toxic là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể nhanh chóng bước ra khỏi mối quan hệ toxic đó?
→ Tìm hiểu: FWB là gì?
Toxic là gì?
“Toxic” (phát âm: /tɒksɪk/) có nghĩa là độc hại, có độc. Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì “toxic” là bất cứ điều gì gây ảnh hưởng tiêu cực cho người khác.
Trước đây, \\\”toxic\\\” thường được sử dụng chủ yếu trong các bài thảo luận nói về chủ đề môi trường hoặc sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn như “chất thải độc hại”, “khí độc hại”, “tảo độc”,…
Nhưng kể từ khi phong trào “Me too” chống quấy rối và bạo hành tình dục lây lan nhanh chóng vào cuối năm 2017 thì “toxic” thường được cộng đồng mạng sử dụng để ám chỉ những mối quan hệ mang tính độc hại.
Mối quan hệ mà chúng tôi muốn nói ở đây không nhất thiết phải là quan hệ tình yêu, mà đó có thể là tình bạn, tình đồng nghiệp hay thậm chí là tình cảm gia đình. Và sự thật là hầu như ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần rơi vào mối quan hệ toxic hoặc trở thành người toxic mà không hay biết.
Lý do bởi đôi bên đã có một sự tin tưởng nhất định dành cho nhau, nên khi dấu hiệu xuất hiện, chúng ta sẽ dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu đó và nghĩ rằng “mình/người kia cũng chỉ muốn tốt cho người kia/mình mà thôi”. Như vậy, sự toxic ngày càng được hợp pháp hóa, và khiến chúng ta khó mà thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này.
→ Có thể bạn quan tâm: LGBT là gì?
Nguồn gốc của Toxic
“Toxic” bắt nguồn từ thuật ngữ “toxikon pharmakon” trong tiếng Hy Lạp. Đây là một loại chất độc gây chết người được người Hy Lạp cổ đại sử dụng để bôi lên các mũi tên của họ.
Theo ghi nhận của Từ điển Oxford thì từ “toxic” được biết đến vào năm 1664, trong một cuốn sách về rừng.
Biểu hiện của người Toxic
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá 7 dấu hiệu nhận biết về sự độc hại trong một mối quan hệ, đồng thời đưa ra một số hướng dẫn nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này ở bản thân hoặc đối tác của mình.
1. Thao túng
Những kẻ toxic rất thích thao túng mọi người xung quanh nhằm mục đích đạt được những gì mà họ muốn. Điều này có thể bao gồm việc nói dối, phóng đại, bẻ cong sự thật, hoặc tiết lộ thông tin nào đó khiến bạn bắt buộc phải thực hiện hành động.
Ví dụ, các bậc cha mẹ tìm đủ mọi cách để chia rẽ mối quan hệ giữa con của mình với người yêu của chúng để họ không thể đến với nhau. Việc này có thể được thực hiện công khai hoặc âm thầm, nhưng chắc chắn là nó không lành mạnh chút nào.
2. Họ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân
Các mối quan hệ lành mạnh tồn tại dựa trên mong muốn chung của cả hai là mong người kia thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng khi mọi thứ trở nên toxic, tất cả nỗ lực đều trở thành một cuộc cạnh tranh.
Khi bạn đang cảm thấy hạnh phúc hoặc tự hào về bản thân, họ sẽ tìm cách để “làm mưa làm gió” hoặc hạ thấp thành tích của bạn. Họ cũng có thể hành động như thể họ thông minh hơn bạn để khiến bạn cảm thấy mình thật ngu ngốc và tầm thường.
3. Họ không tôn trọng ranh giới của bạn
Tôi đã từng được nghe một người bạn kể về câu chuyện ly hôn của bố mẹ bạn ấy chỉ vì một lý do hết sức bình thường, đó chính là việc bố thường xuyên dụi tàn thuốc lá vào chậu lan của mẹ. Mặc dù mẹ đã tỏ thái độ khó chịu và nhắc nhở bố rất nhiều lần nhưng bố vẫn cố tình làm điều đó.
Người ngoài nghe xong có thể sẽ thấy lý do này thật nhảm nhí, nhưng nếu bạn là người trong cuộc, liệu bạn có thể chấp nhận sống lâu dài với một người chồng không tôn trọng mình hay không?
Mối quan hệ lành mạnh phải dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng ranh giới của đối phương. Nếu bạn đã hết lần này đến lần khác nói rõ với ai đó về ranh giới của mình, nhưng họ không thể tôn trọng bạn thì đó là dấu hiệu của sự toxic.
4. Đổ lỗi mọi lúc mọi nơi
Những kẻ toxic luôn tự cho mình là trung tâm và tin rằng mình giỏi hơn người khác. Họ chẳng thèm quan tâm xem hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Do đó khi cả hai gặp vấn đề, bất kể nguyên nhân đến từ đâu thì họ luôn mặc định mọi tội lỗi đều thuộc về bạn, và bạn phải là người đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đó.
Đây là “triệu chứng” dễ nhận biết nhất và dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhất khi luôn phải chạy theo để thu dọn đống đổ nát của người khác.
5. Kiểm soát
Một trong những đặc điểm nguy hiểm nhất của người toxic là kiểm soát hành vi.
- Đối phương có yêu cầu bạn phải báo cáo cho họ biết bạn ở đâu, bạn đi với ai, bạn làm gì mọi lúc mọi nơi không?
- Họ có nhắn tin liên tục hoặc trở nên khó chịu khi bạn không trả lời tin nhắn ngay lập tức hay không?
Nếu có thì đây đều là những dấu hiệu cảnh báo rằng mối quan hệ của bạn ngày càng trở nên toxic. Ban đầu, những hành vi này có thể xuất phát từ sự ghen tuông hoặc thiếu tin tưởng, nhưng lâu dần nó sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt và khó chịu đến mức ám ảnh.
Đỉnh điểm của sự toxic là việc ngăn cấm bạn bạn liên lạc với gia đình hoặc bạn bè, đồng thời hạn chế các nguồn lực như phương tiện đi lại hoặc tiền bạc để hạn chế khả năng tương tác của bạn với thế giới xung quanh. Nếu bạn đang ở trong tình huống này thì đây không còn là kiểm soát bình thường nữa, mà nó đã trở thành hành vi lạm dụng và cần được giải thoát ngay lập tức.
6. “Tống tiền” tình cảm
Những kẻ toxic không ngần ngại níu kéo trái tim bạn bằng cách đe dọa hoặc thực hiện hành động nào đó khiến bạn có cảm giác tội lỗi nhằm ép buộc bạn tuân theo yêu cầu của họ.
Hành vi này thường xảy ra trong mối quan hệ tình yêu toxic, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong mối quan hệ gia đình, khi mà có không ít trường hợp con cái hoặc cha mẹ dọa tự tử để vòi tiền người thân trong gia đình.
7. An ủi sáo rỗng
Hành vi này được gọi là Toxic Positivity (Tích cực độc hại), chỉ việc một cá nhân đưa những suy nghĩ tích cực đến một cách thái quá.
Theo nghiên cứu của Đại học Texas, việc ngó lơ, chối bỏ những cảm xúc thực mà mình đang cảm nhận, dù là tức giận, sợ hãi, nỗi đau, nhớ nhưng, thất vọng, lo lắng,… sẽ khiến những cảm xúc đó trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Đặc biệt, khi rơi vào khủng hoảng tài chính, mất việc, mất người thân, ốm đau bệnh tật, khủng hoảng tinh thần, thì việc an ủi sáo rỗng kiểu như “Hãy tích cực lên” hay “Đừng buồn nữa” thì trở nên độc hại vô cùng.
Cách loại bỏ Toxic khỏi cuộc sống
Bây giờ bạn đã biết các dấu hiệu của một người toxic là gì rồi, việc tiếp theo là tìm cách loại bỏ những hành vi toxic khỏi cuộc sống. Dưới đây là 5 bước mà bạn có thể áp dụng:
Bước 1: Nói chuyện trực tiếp
Ngay khi bạn nhận thấy những hành vi toxic, hãy nói chuyện thẳng thắn với người đó rằng bạn không đánh giá cao cách cư xử của họ. Điều này cho họ thấy rằng bạn đang cho họ cơ hội để giải thích về bản thân hoặc xin lỗi.
Bước 2: Ý thức về trách nhiệm của bản thân
Nếu chỉ có một phía sẵn sàng cải thiện mối quan hệ thì rất tiếc là sẽ có rất ít khả năng xảy ra sự thay đổi tích cực. Việc thừa nhận những hành vi trong quá khứ đã làm tổn hại đến mối quan hệ là điều vô cùng quan trọng đối với cả hai bên. Nó phản ánh khả năng tự nhận thức và tự chịu trách nhiệm.
Ví dụ, thay vì nói “Đó là lỗi của bạn” hoặc “Bạn luôn làm XYZ”, bạn có thể thử nói rằng “Tôi nghĩ chúng ta đã hiểu lầm nhau, vì vậy hãy thử lại” hoặc “Tôi hiểu tại sao bạn cảm thấy căng thẳng và khó chịu – làm thế nào để chúng ta có thể làm việc đó cùng nhau?”
Bước 3: Cởi mở với sự giúp đỡ từ bên ngoài
Đôi khi, bạn sẽ phải cần đến sự tư vấn của bác sĩ tâm lý hoặc bất kỳ ai đó để mọi thứ trở lại đúng hướng. Người ta thường nói người ngoài cuộc thì lúc nào cũng sáng suốt hơn người trong cuộc là vì thế. Họ cũng có thể gợi ý cho bạn một số chiến lược mới để giải quyết xung đột, giúp bạn cải thiện mối quan hệ của mình theo hướng lành mạnh hơn hơn.
Bước 4: Tạo khoảng cách
Nếu như áp dụng cả 3 bước phía trên mà vẫn không hiệu quả, thậm chí điều đó còn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn thì đã đến lúc bạn nên tống khứ những kẻ toxic bước ra khỏi cuộc sống của mình rồi. Đôi khi chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc tự đứng lên và bước tiếp.
Hãy cắt đứt liên lạc và không gặp mặt người đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu người này là người mà bạn không thể cắt đứt, chẳng hạn như thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp, bạn có thể hạn chế tương tác. Và điều quan trọng cần lưu ý là phải thật kiên trì bạn nhé.
Bước 5: Chăm sóc bản thân
Sau khi bước ra khỏi mối quan hệ toxic, chúng ta không thể tránh khỏi những tổn thương cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khủng hoảng này, đừng ngồi một chỗ buồn bã mà hãy học cách chăm sóc bản thân và tiếp tục những kế hoạch còn đang dang dở trong quá khứ.
Ăn một món nào đó ngon ngon, mua một bộ quần áo mới, xem một bộ phim mà mình yêu thích, rủ bạn bè đi loanh quanh đây đó, hay “tốn kém” hơn một chút là đi du lịch dài ngày,…Đó đều là những gợi ý hay ho mà bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu một mối quan hệ mới.
Đọc đến đây, bạn đã hiểu toxic là gì và những biểu hiện của một mối quan hệ toxic rồi chứ? Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi việc giao tiếp với những người có hành vi toxic, nhưng chúng ta có thể học cách chủ động cải thiện mối quan hệ và bảo vệ bản thân không trở thành những người toxic như vậy.
Đọc tiếp: