Nếu bạn ngại phải mang theo tiền mặt khi đi du lịch nước ngoài thì không gì tốt hơn việc sở hữu một tấm thẻ tín dụng quốc tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét kỹ hơn thẻ tín dụng quốc tế là gì, các tính năng chính của chúng và làm thế nào để mở tài khoản tín dụng quốc tế phù hợp với bạn nhé!
Thẻ tín dụng quốc tế là gì?
Thẻ tín dụng quốc tế (International Credit Card) là một loại thẻ tín dụng do các ngân hàng trong nước liên kết với nhà phát hành thẻ quốc tế, cho phép chủ thẻ sử dụng ở cả phạm vi bên trong lẫn bên ngoài quốc gia của mình.
Một số ngân hàng thương mại trong nước đã tổ chức lưu hành thẻ tín dụng quốc tế có thể kể đến như BIDV, VPbank, HSBC, TPBank, VietcomBank, VIB, Agribank, Techcombank, Sacombank, ViettinBank, SHB, Citibank.
Tương tự như thẻ tín dụng nội địa, tính năng chính của thẻ tín dụng quốc tế là chi tiêu trước – trả tiền sau. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ được ngân hàng phát hành thẻ cấp cho một hạn mức tín dụng nhất định tùy theo xếp hạng tín dụng cá nhân để mua hàng, thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay hoặc rút tiền tại máy ATM.
Sau khi sử dụng số tiền đó, bạn sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã “mượn” lại cho ngân hàng, cộng thêm một số khoản phí phát sinh (nếu có). Đối với trường hợp không thanh toán đầy đủ, số tiền dư nợ sẽ được tính thêm lãi suất gộp và chuyển sang tháng tiếp theo.
Tìm hiểu chi tiết hơn về: Thẻ tín dụng nội địa
Phân loại Visa Credit Card
Thẻ tín dụng quốc tế được phân loại dựa trên 4 tiêu chí, đó là:
- Hạng thẻ;
- Mục đích sử dụng;
- Chủ thể sử dụng;
- Thương hiệu phát hành thẻ.
Mỗi tiêu chí lại được phân loại thành nhiều loại thẻ khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Dựa theo hạng thẻ
Loại thẻ tín dụng | Hạn mức tín dụng | Điều kiện mở thẻ |
Hạng chuẩn | 10 – 50 triệu VNĐ | Thu nhập ≥ 5 triệu/tháng |
Hạng vàng | 50 – 200 triệu VNĐ | Thu nhập ≥ 8 triệu/tháng |
Hạng bạch kim | Trên 50 triệu VNĐ | Thu nhập ≥ 20 triệu/tháng |
Hạng Infinite | Không giới hạn | Thu nhập ≥ 100 triệu/tháng hoặc có số dư tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên |
2. Dựa theo mục đích sử dụng
- Thẻ hoàn tiền: Chủ thẻ sẽ được người bán hoàn tiền lên đến 6% giá trị đơn hàng;
- Thẻ tích điểm: Chủ thẻ sẽ không nhận được tiền hoàn giống như loại thẻ trên, mà thay vào đó là nhận được điểm thưởng. Số điểm này nhiều hay ít tùy theo số tiền mà chủ thẻ chi tiêu, và tất nhiên là mua sắm càng nhiều thì điểm thưởng càng lớn. Nhờ vào số điểm thưởng này, chủ thẻ có thể quy đổi thành quà tặng hoặc voucher giảm giá;
- Thẻ du lịch: Loại thẻ này cực kỳ phù hợp với những ai thường xuyên đi du lịch. Chủ thẻ sẽ được tích lũy dặm bay, sau đó quy đổi thành những đặc quyền sang trọng, chẳng hạn như tín dụng du lịch hàng năm, quyền lui tới phòng chờ VIP tại sân bay hoặc nâng cấp phòng khách sạn miễn phí. Bạn cũng có thể tận dụng khoản tín dụng du lịch để chi trả mọi thứ từ vé máy bay đến đặt phòng khách sạn và các loại phí khác;
- Thẻ rút tiền: Tính năng chính của thẻ tín dụng quốc tế là để thanh toán, chứ không phải để rút tiền mặt. Do đó chủ thẻ phải chịu mức phí rất cao (khoảng 4%) cho mỗi lần rút tiền. Nhưng nếu có thẻ tín dụng rút tiền, bạn sẽ được rút tiền với mức phí thấp hơn nhiều;
- Thẻ đặc quyền: Chủ thẻ được hưởng lợi nhờ quyền truy cập độc quyền vào các sự kiện ăn uống, thể thao và giải trí. Ngoài các đặc quyền về ăn uống và giải trí, chủ thẻ cũng sẽ được hoàn tiền cho một số giao dịch mua khác.
- Thẻ đồng thương hiệu: Chủ thẻ được hưởng lợi nhờ những chương trình hợp tác giữa ngân hàng phát hành với chuỗi khách sạn, hãng hàng không, nhà bán lẻ hay thậm chí là các tổ chức phi lợi nhuận.
3. Dựa theo chủ thể sử dụng
- Thẻ tín dụng quốc tế dành cho đối tượng doanh nghiệp;
- Thẻ tín dụng quốc tế dành cho đối tượng cá nhân.
4. Dựa theo thương hiệu phát hành thẻ
Có 4 nhà phát hành thẻ tín dụng quốc tế uy tín được chấp nhận tại Việt Nam, đó là:
- Mastercard;
- Visa;
- American Express;
- JCB.
Trong đó Mastercard và Visa là hai thương hiệu phổ biến hơn cả.
Tuy nhiên, có thẻ tín dụng quốc tế không có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó ở mọi nơi trên thế giới. Các quốc gia mà bạn có thể sử dụng còn tùy thuộc vào mạng lưới liên kết của nhà phát hành thẻ. Ví dụ, thẻ tín dụng quốc tế của Mastercard có thể được sử dụng ở hơn 210 quốc gia, trong khi mạng lưới toàn cầu của Visa chỉ có hơn 200 quốc gia mà thôi.
Tham khảo ngay: Thẻ visa là gì?
Cách nhận biết thẻ tín dụng quốc tế dễ dàng
Dưới đây là 1 số dấu hiệu trên mặt thẻ có thể giúp bạn nhận biết thẻ tín dụng quốc tế:
Mặt trước:
- Biểu tượng của MasterCard, VISA, JCB hoặc American Express;
- Tên & logo của ngân hàng: BIDV, VPBank, TPBank,…
- Số thẻ;
- Tên chủ thẻ;
- Thời gian hiệu lực thẻ;
- Chip điện tử.
Mặt sau:
- Dải băng từ chứa số CVV;
- Ô chữ ký của chủ thẻ.
Hướng dẫn mở thẻ tín dụng quốc tế – Visa Credit Card
Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu cũng như thủ tục mở thẻ khác nhau, nhưng nhìn chung để mở được thẻ tín dụng quốc tế, bạn cần lưu ý những mục sau:
1. Điều kiện
- Là công dân quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam nhưng bắt buộc phải có hộ chiếu;
- Độ tuổi từ 18-60 tuổi;
- Có thu nhập ổn định (tối thiểu là 5 triệu/tháng);
- Không nằm trong nhóm nợ xấu của bất kỳ ngân hàng nào.
2. Hồ sơ
- Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu, Đơn đăng ký tạm trú tạm vắng;
- Giấy tờ chứng minh tài chính: Bảng lương sao kê, Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng cho thuê tài sản, Giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị (nhà/đất/ô tô) hoặc Sao kê tín dụng của ngân hàng khác;
- Giấy tờ chứng minh công việc: Giấy phép ĐKKD hoặc Hợp đồng lao động.
3. Các bước mở thẻ tín dụng quốc tế
Tới thời điểm hiện tại, các ngân hàng cho phép khách hàng mở thẻ tín dụng quốc tế cũng như các loại thẻ khác bằng một trong hai phương thức:
- Mở thẻ visa credit tại chi nhánh ngân hàng:
-
- Bước 1: Mang theo các loại giấy tờ cần thiết (đã nêu ở mục 4.2)
- Bước 2: Kê khai đầy đủ thông tin vào mẫu Đơn đề nghị phát hành thẻ do ngân hàng cung cấp
- Mở thẻ visa credit trực tuyến:
-
- Bước 1: Truy cập vào trang chủ chính thức của ngân hàng muốn mở thẻ
- Bước 2: Kê khai thông tin vào biểu mẫu mà ngân hàng yêu cầu
- Bước 3: Upload hồ sơ và hoàn tất.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất lần lượt các bước phía trên, việc còn lại của bạn là chờ ngân hàng kiểm tra và phê duyệt hồ sơ trong khoảng 10-15 ngày tới. Những hồ sơ đạt điều kiện sẽ được ngân hàng gửi thông báo tới chi nhánh gần nhất để nhận thẻ và mã PIN.
- Link mở thẻ tín dụng VPbank: https://cards.vpbank.com.vn/basic-details/
- Link mở thẻ tín dụng VIB: https://onlinecard.vib.com.vn/
- Link mở thẻ tín dụng Sacombank: https://cards.sacombank.com.vn/
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi xoay quanh chủ đề thẻ tín dụng quốc tế là gì, có mấy loại Visa Credit Card cũng như quy trình mở thẻ tín dụng quốc tế từ A đến Z. Hãy nhanh tay mở riêng cho mình một chiếc thẻ tín dụng quốc tế để tận hưởng hàng ngàn ưu đãi vô cùng hấp dẫn cho khách hàng, đặc biệt khi đi du lịch ở nước ngoài bạn nhé.