Để chiến dịch Digital Marketing đạt được hiệu quả như mong đợi thì Content Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nghiên cứu cho thấy hơn 50% doanh nghiệp đã đầu tư vào content marketing và thu về tín hiệu tích cực. Thậm chí đã có doanh nghiệp tăng ROI lên gấp 5 lần nhờ vào chiến lược content marketing của họ. Vậy content marketing là gì mà lại có hiệu quả đáng kinh ngạc như vậy? Làm thế nào để người dùng bị thu hút bởi content của bạn? Cùng Lagital tìm hiểu ngay nhé!
Content Marketing là gì?
Content Marketing hay tiếp thị nội dung, là cách tiếp thị tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị cho một nhóm đối tượng người dùng mục tiêu.
Nội dung được xem là có giá trị khi nó có khả năng thu hút và giữ chân được những đối tượng khách hàng mục tiêu để đi đến mục đích cuối cùng là thúc đẩy họ hành động tạo ra chuyển đổi. Ở đây chúng tôi muốn nói về 3 loại chuyển đổi, đó là:
- Chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng;
- Chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng thực sự;
- Chuyển đổi từ khách mua hàng 1 lần thành khách mua hàng nhiều lần (khách hàng trung thành).
Thay vì quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, một chiến lược content marketing sẽ cung cấp nội dung thực sự phù hợp và hữu ích cho các nhóm đối tượng trên nhằm giúp họ giải quyết các vấn đề của họ trước đã, sau đó mới bán hàng.
Tìm hiểu: Content là gì?
Vai trò của Content Marketing
Đây chính là 4 lý do vì sao ngày càng nhiều các doanh nghiệp đầu tư thời gian và tiền bạc vào content marketing thay vì tiếp thị truyền thống:
1. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu
Nhận thức về thương hiệu được định nghĩa là mức độ quen thuộc của người tiêu dùng đối với công ty và cả thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Quá trình xây dựng thương hiệu của bạn không phải chỉ diễn ra trong một sớm một chiều, mà nó là một chặng đường dài và cũng là một mục tiêu quan trọng cần đạt được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Và một trong những cách tốt nhất để đạt được điều này là nhờ vào content marketing.
Khác với nội dung nhằm thúc đẩy doanh thu (chẳng hạn như nội dung quảng cáo và nội dung mô tả sản phẩm), content marketing lại tập trung cung cấp thông tin thú vị cho người dùng với mục đích bán các giá trị với tư cách là một doanh nghiệp.
Nhận thức về thương hiệu rất quan trọng vì mọi người có xu hướng mua hàng từ một thương hiệu mà họ công nhận và tin tưởng. Khi mọi người biết đến thương hiệu của bạn, điều đó cũng đảm bảo vị trí của bạn trong ngành của bạn.
2. Tăng doanh số bán hàng
Bước đầu tiên để tăng doanh số bán hàng với content marketing chỉ đơn giản là làm cho khách hàng mục tiêu biết rằng doanh nghiệp của bạn đang tồn tại trên thị trường. Khi nội dung mà bạn cung cấp giúp khách hàng giải quyết được các thắc mắc, nhu cầu thì đương nhiên một điều là họ sẽ không ngần ngại mua sản phẩm để trải nghiệm thử, từ đó tăng doanh số bán hàng.
Nếu như người dùng chỉ vào đọc nội dung mà không mua hàng cũng không sao, có thể là họ chưa đủ điều kiện mua hoặc hiện tại chưa có nhu cầu. Mục đích sau cùng của content marketing là biến doanh nghiệp trở thành “Top of mind” trong tâm trí khách hàng. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào họ có nhu cầu mua hàng thì thương hiệu của bạn sẽ được ưu tiên hàng đầu.
3. Tăng lưu lượng truy cập
Content marketing giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và do đó trực tiếp tạo ra lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
Ngoài ra, nội dung chất lượng còn giúp tăng xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa hoặc cụm từ trên Google, nếu trang web của bạn càng xếp ở vị trí cao trong bảng kết quả tìm kiếm thì bạn sẽ càng được hiển thị nhiều hơn và nhận được càng nhiều lưu lượng truy cập hơn nữa.
4. Cắt giảm chi phí cho khâu quảng cáo
Đối với tiếp thị truyền thống, ngoài chi phí sản xuất nội dung, doanh nghiệp còn phải bỏ ra một loạt chi phí khác như chi phí in ấn, chi phí thuê địa điểm treo áp phích, chi phí đi lại, chi phí thuê nhân công đi phát tờ rơi,…Thế nhưng với content marketing, doanh nghiệp lại chỉ cần bỏ ra chi phí sản xuất nội dung mà thôi. Lý do bởi content marketing phân phối nội dung trên nền tảng số nên tổng mức chi phí cho các hoạt động kể trên gần như bằng 0.
Content Marketing có bao nhiêu loại?
Để triển khai chiến lược content marketing hiệu quả, bạn có thể chọn 1 hoặc kết hợp nhiều trong số 6 định dạng dưới đây:
1. Các bài đăng trên blog
Các bài viết trên blog là dạng content phổ biến nhất vì chúng là một trong những cách tạo ra lưu lượng truy cập có giá trị nhất nếu chúng được xây dựng đúng cách.
Khi người dùng có câu hỏi cần giải đáp, họ có thói quen sử dụng Google để tìm kiếm câu trả lời, và câu trả lời sẽ được tìm thấy trong một bài đăng trên blog.
Hãy cân nhắc thử nghiệm với các bài viết có độ dài khác nhau và kiểm tra trang tổng quan Google Analytics của bạn để xem bài viết nào nhận được nhiều tương tác nhất. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy độc giả trong ngành công nghệ và bất động sản có xu hướng thích các bài viết blog dài tới 2.000 từ. Nếu bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu và trở thành người nổi tiếng trong ngành của mình thì nội dung càng chuyên sâu càng tốt.
2. Sách điện tử (E-book)
Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tiếp cận với người dùng mới để bán hàng cho họ thì sách điện tử có lẽ không phù hợp. Lý do bởi người dùng sẽ phải đăng ký trang hoặc cung cấp email thì mới nhận được nội dung mới nhất.
Sách điện tử sẽ không gây được ấn tượng đầu tiên tuyệt vời, nhưng nó lại thu hút phần lớn người dùng đã quen với thương hiệu và dịch vụ của bạn. Điều này có nghĩa là sách điện tử phù hợp để giữ chân khách hàng hơn là tạo ra khách hàng mới.
Khác với email và blog, nội dung trên sách điện tử không bị giới hạn độ dài bài viết nên chúng có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về một chủ đề cụ thể.
Sách điện tử cũng là một cách để bạn tái sử dụng các bài đăng đã xuất bản trên trang web của bạn, chẳng hạn như biên tập lại nội dung bài viết trở thành một bản đồ họa phong phú và cho phép tải xuống.
3. Podcast
Podcast là nội dung được xuất bản dưới dạng các tệp âm thanh.
Một trong những lợi ích của podcast là người nghe có thể nghe podcast trực tuyến hoặc tải xuống rồi phát lại tệp đó để nghe bất cứ lúc nào mà họ có thời gian rảnh. Ngay cả khi đang chạy bộ hoặc lái xe đi làm thì khách hàng vẫn có thể nghe podcast. Nếu ai đó đăng ký tài khoản cung cấp nguồn cấp dữ liệu podcast của bạn, họ có thể tải xuống bất kỳ podcast nào mà họ thấy hứng thú.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất khi phân phối nội dung dạng podcast là không thể tự tìm kiếm khán giả. Không giống như nội dung xuất bản trên blog hoặc nội dung phải trả tiền (PPC), bạn không thể có được lưu lượng truy cập từ người dùng tự do, mà bạn phải có một chiến lược tiếp thị tốt để đưa podcast đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
4. Video
Không có gì ngạc nhiên khi người dùng bị cuốn hút và tương tác nhiều hơn dưới các bài đăng dạng video hơn là dạng văn bản. Trên thực tế, chỉ 18% người xem quảng cáo ở định dạng văn bản sẽ thực sự click vào để đọc.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng 45% người dùng trên thế giới, tương đương với 4 tỷ người xem video mỗi ngày. Đây là lý do tại sao YouTube lại là một nền tảng cung cấp video phổ biến cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Đứng sau YouTube là TikTok – một ứng dụng cung cấp hàng triệu nội dung mới mỗi ngày dưới dạng video ngắn. Mặc dù mới chỉ ra mắt năm 2018 nhưng TikTok là nền tảng có tốc độ phát triển số lượng người dùng thuộc top khủng. Chỉ tính riêng tại Việt Nam đã có tới 40 triệu người dùng ở độ tuổi trên 18. Vì thế chúng tôi thực sự khuyên rằng doanh nghiệp của bạn nên đầu tư vào một số nội dung video.
5. Infographics
Mọi người rất yêu thích theo dõi thông tin dưới dạng số liệu thống kê, biểu đồ hoặc hình ảnh. Và infographics chính là lựa chọn hoàn hảo đáp ứng những nhu cầu trên, vừa đẹp mắt lại vừa thuyết phục.
Nội dung dạng đồ họa thông tin vô cùng xuất sắc trong việc giúp người dùng tổng hợp dữ liệu. Điều đó có nghĩa là chỉ cần đọc sơ qua phần trình bày trực quan của bạn, họ đã có thể nhanh chóng nắm được thông tin chi tiết mà họ cần. Có thể nói infographics là một công cụ mang lại rất nhiều giá trị cho chiến lược content marketing của bạn.
Khi người dùng nhanh chóng nhớ được thông tin chi tiết, họ có nhiều khả năng chia sẻ nội dung này tới nhiều người khác và thậm chí sẽ quay lại đọc vào những lần kế tiếp. Theo Hubspot: “các bài viết blog bao gồm đồ họa thông tin đã tạo ra trung bình hơn 178% liên kết ngược (backlink hay inbound link) và nhiều hơn 72% lượt xem so với tất cả các dạng bài đăng khác.”
6. Nền tảng truyền thông xã hội (Social Media)
Các nền tảng truyền thông xã hội cho phép bạn truyền tải nội dung, sau đó người dùng sẽ tương tác bằng cách reaction, comment hoặc share. Ưu điểm của việc phân phối content marketing thông qua social media là mức chi phí rẻ và có thể dễ dàng đo lường thông tin nhân khẩu học của người dùng cũng như các chỉ số quan trọng khác như:
- Fan Reach;
- Organic Reach;
- Engagement;
- People Talking About This (hay Storyteller)
- Click-Through Rate;
- Negative Feedback.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là một cách tuyệt vời để tận dụng nội dung do người dùng tạo. Giả sử doanh nghiệp của bạn kinh doanh quần áo, nếu thấy khách hàng phối sản phẩm của bạn quá đẹp, bạn có thể khuyến khích họ chia sẻ ảnh và video lên các fanpage chính thức. Rất nhiều người trước khi mua hàng thường sẽ phải xem feedback của những người mua trước, chứ họ không hoàn toàn tin tưởng vào hình ảnh do doanh nghiệp cung cấp. Như vậy hành động này vừa có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi, lại vừa tạo được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng.
5+ Bước tạo Content Marketing hiệu quả, thu hút
Tất cả ý tưởng content marketing muốn gây được sức hút thì đều phải bám sát vào khách hàng mục tiêu của bạn. Để làm được điều đó, hãy bắt đầu từ 5 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Chiến lược phải luôn song hành cùng với các mục tiêu mà bạn đặt ra thì mới đem lại kết quả. Nếu không có mục tiêu cụ thể, sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá mức độ thành công của nội dung vì không có tiêu chuẩn nào để đo lường. Ngoài ra, các mục tiêu này cũng cho phép bạn chủ động hơn khi thiết lập kế hoạch truyền thông và đo lường hiệu quả của chúng.
Bước 2: Tìm hiểu hồ sơ khách hàng
Bạn phải phác họa một bức tranh rõ ràng về khách hàng của bạn thông qua việc trả lời 3 câu hỏi:
- Họ là ai (độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập,…);
- Động cơ nào thúc đẩy họ sẵn sàng mua sản phẩm của bạn;
- Thách thức nào khiến họ chưa sẵn sàng mua hàng.
Dữ liệu này sẽ giúp bạn chọn được loại nội dung cần tạo và nơi phân phối chúng.
Bước 3: Hình thành ý tưởng content marketing
Nếu bạn chưa có thì bạn cũng nên có một chiến lược sáng tạo nội dung song song với chiến lược tiếp thị nội dung của mình. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn có một nguồn cung cấp content chất lượng cao và đảm bảo xuất bản nội dung đều đặn. Bạn có thể chọn cách tự sáng tạo content hoặc thuê ngoài đều được, tùy theo quy mô chiến lược.
Trong khi xây dựng chiến lược sáng tạo nội dung, bạn có thể bắt đầu sử dụng thông tin mà bạn thu thập được ở hai bước trước đó để hình thành ý tưởng content marketing và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu của bạn.
Tại bước này bạn cũng có thể thảo luận về những loại nội dung sẽ thu hút khách hàng của bạn và những kênh mà họ đang sử dụng. Chẳng hạn như đối tượng khách hàng của tôi là thế hệ gen Z thì chiến lược content marketing mà tôi chọn sẽ sử dụng content dạng blog, video, đồ họa thông tin và social media. Đồng thời nơi phân phối nội dung mà tôi chọn bao gồm website, YouTube, Tik Tok, Facebook và Instagram.
Bước 4: Xuất bản nội dung và đo lường hiệu quả
Sau khi nội dung của bạn đã được xuất bản, thường đây là giai đoạn mà các nhà tiếp thị nghĩ rằng công việc của họ đã xong. Trên thực tế, bạn sẽ phải làm thêm một bước nữa, đó là theo dõi mức độ tương tác từ các bài đăng trên blog, các bài đăng trên mạng xã hội và ở các nơi phân phối khác. Hãy xem xét số liệu thống kê về mức độ tương tác hiện tại của bạn và sử dụng chúng làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. Đây mới chính là bước quan trọng trong quy trình xây dựng content marketing.
Bước 5: Kiểm tra lại chất lượng content (nếu cần)
Nếu bạn đã xuất bản nội dung được một thời gian mà kết quả thu về quá kém so với mục tiêu ban đầu thì bạn nên tiến hành kiểm tra lại chất nội dung. Hãy làm việc với nhóm sản xuất nội dung để tối ưu hóa content. Chẳng hạn như đặt thêm hashtag, thêm thẻ mô tả, chèn thêm link nội bộ,…
Nếu sau khi tối ưu hóa vẫn không có gì tiến triển thì có lẽ bạn chưa tìm hiểu kỹ hồ sơ khách hàng ở bước 2 hoặc chọn sai định dạng nội dung.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả về content marketing. Chắc hẳn khi đọc đến đây, bạn đã hiểu khái niệm content marketing là gì cũng như các định dạng content marketing phổ biến rồi phải không nào? Mong rằng sau bài viết này, bạn có thể tự xây dựng cho mình chiến lược content marketing hiệu quả. Chúc các bạn thành công. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hay ho về marketing nhé.
Một số loại content khác có thể bạn quan tâm: