Trong bài viết này, Lagital.Com sẽ chia sẻ với bạn về mô hình giá Harmonic. Đây là một cụm các mô hình giá cho xác suất thắng cao nhưng cũng tốn nhiều công sức vì phải đo đạc chi tiết chính xác với Fibonacci. Vậy:
Mô hình giá Harmonic là gì?
Mô hình giá Harmonic là mô hình sử dụng Fibonacci mở rộng (Fibonacci Extensions) và Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement) để tìm ra điểm bật lại của xu hướng. Tức là tại các điểm được xác định trên Harmonic, giá sẽ quay lại hướng cũ.
Một số mô hình Harmonic cần tìm hiểu bao gồm:
- Mô hình ABCD
- Mô hình 3 sóng ngang
- Mô hình Gartley
- Mô hình Grab (con cua)
- Mô hình Bat (con dơi)
- Mô hình Butterfly (con bướm)
Tham khảo: 10+ mô hình giá trong Forex bạn cần biết!
Ưu nhược điểm của Harmonic
Ưu điểm:
- Vì được đo đạc kỹ lưỡng nên khi phát hiện đúng mô hình, việc vào lệnh sẽ cho xác suất thắng lớn.
- Mô hình này cũng xuất hiện khá thường xuyên trên các khung thời gian hoặc các thị trường khác nhau như Forex, Coin, Chứng khoán,…
- Có thể kết hợp với các chỉ báo khác để có tín hiệu vào lệnh chính xác hơn.
Nhược điểm:
- Các mô hình Harmonic mới nhìn rất giống các mô hình giá khác như mô hình hai đỉnh hay mô hình hai đáy nên rất dễ gây nhầm lẫn.
- Bạn bắt buộc phải đo đạc tỉ lệ Fibonacci và kiểm tra đúng mô hình mới được vào lệnh, nó khá phức tạp với trader mới.
Có thể bạn quan tâm: 17+ mô hình nến đảo chiều mạnh nhất!
6+ Mô hình Harmonic thường gặp!
1. Mô hình ABCD
Đây là mô hình đơn giản nhất trong các mô hình Harmonic. Trong đó, AB và CD là những sóng song song nhau.
- Dùng Fibonacci thoái lui để đo đạc bạn sẽ thấy đoạn BC hồi lại đến 0.618
- Dùng Fibonacci mở rộng để đo đạc bạn sẽ thấy đoạn CD ở mức 1.272
Một số quy tắc khi sử dụng mô hình ABCD là:
- Độ dài của AB = CD
- Thời gian hoàn thành đường AB phải gần như bằng thời gian hoàn thành đường CD
2. Mô hình 3 sóng ngang
Mô hình này tương đối giống mô hình ABCD. Tuy nhiên, nó có 3 song và 2 đoạn hồi lại. Đây chính là mô hình nguyên thủy của sóng Elliott.
Tiếp tục sử dụng Fibonacci để đo lường chúng ta có điều tương tự như với ABCD:
- Sóng hồi A sẽ thoái lui bằng 0.168 của sóng 1
- Sóng hồi B sẽ thoái lui bằng 0.168 của sóng 2
- Sóng 2 mở rộng bằng 1.272 từ điểm A
- Sóng 3 mở rộng bằng 1.272 từ điểm B
Một số quy tắc của mô hình này:
- Thời gian hình thành sóng 2 = Thời gian hình thành sóng 3
- Thời gian hoàn tất sóng hồi A tương đương thời gian hoàn tất sóng hồi B
3. Mô hình Gartley
Tên gọi khác của mô hình Gartley là mô hình “222”. Lý do là nó là số thứ tự trang sách trong cuốn đã tìm ra mô hình này: “Profit in the Stock Market).
Mô hình này chính là mô hình ABCD cơ bản nhưng có sóng chủ ở trước. Nó giúp chúng ta tìm điểm vào lệnh tốt để giao dịch theo xu hướng.
Mô hình này khá khó để xác định, do đó chúng ta nên làm từng bước một dựa vào các yếu tố quy tắc sau:
- Đoạn AB = 0.618 đoạn XA
- Đoạn BC = 0.382/0.886 đoạn XA.
- Nếu BC = 0.382 đoạn XA thì CD = 1.272 đoạn BC
- Nếu đoạn BC = 0.886 đoạn XA thì CD = 1.1618 đọa BC
- Đoạn CD = 0.786 đoạn XA
4. Mô hình Grab (con cua)
Mô hình Grab được Scott Carney phát hiện vào năm 2000 và ông cho rằng đây là mô hình có độ chính xác cao nhất trong các mô hình Harmonic. Mô hình con cua này cho tỉ lệ R:R tốt vì điểm SL khá chặt.
Một số yếu tố hình thành mô hình Grab bao gồm:
- Đoạn AB = 0.382/0.618 đoạn XA
- Đoạn BC = 0.382/0.886 đoạn AB
- Nếu BC thoái lui = 0.382 đoạn AB thì CD = 2.24 đoạn BC
- Nếu BC thoái lui = 0.886 đoạn AB thì CD = 3.618 đoạn BC
- Đoạn CD = 1.618 đoạn XA
5. Mô hình Bat (con dơi)
Mô hình con dơi cũng được Scott Carney phát hiện vào năm 2001 với một số khác biệt sau:
- Đoạn AB= 0.382/0.5 đoạn XA
- Nếu đoạn BC = 0.382 đoạn AB thì CD sẽ mở rộng = 1.1618 đoạn BC
- Nếu đoạn BC = 0.886 đoạn AB thì CD sẽ mở rộng = 2.618 đoạn BC
- Đoạn CD = 0.886 đoạn XA
6. Mô hình Butterfly (con bướm)
Mô hình con bướm được phát hiện bởi Bryce Gilmore với các yếu tố tạo nên mô hình như sau:
- Đoạn AB= 0.786 đoạn XA
- Nếu đoạn BC = 0.382 đoạn AB thì CD sẽ mở rộng = 1.1618 đoạn BC
- Nếu đoạn BC = 0.886 đoạn AB thì CD sẽ mở rộng = 2.618 đoạn BC
- Đoạn CD = 1.27/1.618 đoạn XA
Cách giao dịch với mô hình giá Harmonic
Để giao dịch thành công với Harmonic, bạn cần xác định đúng mô hình rồi mới vào lệnh. Nếu sau khi đo Fibonacci thấy không đúng mô hình, hãy đứng ngoài.
Dưới đây là 3 bước để giao dịch với mô hình giá Harmonic:
- Bước 1: Tìm mô hình tiềm năng
- Bước 2: Phân tích, đo đạc để chắc chắn đó là mô hình Harmonic
- Bước 3: Đặt lệnh mua/bán theo hướng hoàn tất của mô hình.
Để việc phát hiện mô hình hiệu quả, không có cách nào khác là bạn phải luyện tập thường xuyên. Hãy liệt kê các yếu tố, đo lường và quan sát trước khi vào lệnh.
Hãy demo nhiều lần trước khi ứng dụng trên tài khoản thật.
- Mở tài khoản giao dịch Demo tại FBS: https://vnfbs.com/
- Mở tài khoản giao dịch Demo tại Exness: https://www.exness.com/
- Mở tài khoản giao dịch Demo tại XTB: https://www.xtb.com/vn