Digital Marketing là hình thức truyền thông tiếp thị được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong những năm qua bởi hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn. Nhưng trước tiên, hãy tìm hiểu cách xây dựng chiến lược Digital Marketing mà Loan sẽ chia sẻ dưới đây!
Tham khảo: Xu hướng Marketing năm 2023
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là việc doanh nghiệp sử dụng internet và các kênh kỹ thuật số (thiết bị di động, email, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm) để tiếp cận người tiêu dùng.
Theo báo cáo mảng Social Media Marketing của We are social và Hootsuite, tại thời điểm tháng 1/2021, tổng dân số Việt Nam là 97.8 triệu dân nhưng có tới 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm khoảng 70.3% dân số). Người dân sử dụng các nền tảng xã hội (Facebook, Instagram, Youtube, …) và nhiều ứng dụng khác nữa với thời lượng sử dụng trung bình là 6 giờ 47 phút. Đây là thời lượng tương đối lớn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Như vậy có thể thấy tiềm năng phát triển của Digital Marketing tại Việt Nam trong thời gian tới là vô cùng triển vọng.
Đọc thêm: Marketing là gì?
Vai trò của Digital Marketing
Digital Marketing ngày càng trở thành công cụ tiếp thị không thể thiếu đối với mọi loại hình doanh nghiệp nhờ 4 lợi ích to lớn sau:
1. Phạm vi tiếp cận lớn
Nếu như các phương pháp marketing truyền thống chỉ tiếp cận được với lượng khách hàng nhỏ ở gần nơi đặt quảng cáo thì digital marketing lại tiếp cận được lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.
Khi doanh nghiệp đăng quảng cáo trực tuyến, mọi người có thể thấy quảng cáo đó cho dù họ ở bất cứ nơi đâu, miễn là người dùng có sử dụng internet và bạn không giới hạn quảng cáo của mình về mặt địa lý.
2. Hiệu quả về chi phí quảng cáo
Nhìn chung chi phí cho các quảng cáo truyền thống lớn hơn nhiều so với digital marketing. Chỉ tính riêng mỗi hình thức marketing bằng tờ rơi, trước mắt doanh nghiệp đã phải bỏ tiền cho chi phí thiết kế, chi phí in ấn, chi phí đi lại và chi phí thuê nhân công phát tờ rơi. Đồng thời bạn cũng không thể nào biết được liệu khán giả mục tiêu có nhìn thấy những thông điệp đó ngay từ đầu hay không.
Với digital marketing, bạn được quyền kiểm soát hoàn toàn với chiến dịch quảng cáo và được điều chỉnh ngân sách theo từng giai đoạn dựa trên hiệu quả mà nó mang lại.
Thông thường ban đầu các doanh nghiệp chỉ trích ra một ít ngân sách để chạy thử chiến dịch digital marketing. Nếu thấy hiệu quả tốt thì mới chạy với ngân sách lớn hơn, còn nếu nó không thực sự hiệu quả thì doanh nghiệp có thể dừng quảng cáo ngay lập tức mà không mất quá nhiều tiền như marketing truyền thống.
3. Cá nhân hóa chân dung khách hàng mục tiêu
Các công cụ Digital Marketing cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo đến một nhóm đối tượng cụ thể. Khi người dùng điền vào biểu mẫu trực tuyến tức là họ đã cung cấp thông tin cá nhân cho hệ thống. Hầu hết các trang web đều có cookie theo dõi hành vi của người dùng trên trang.
Khi marketers truy cập vào các công cụ theo dõi hoạt động trực tuyến sẽ nắm được thông tin nhân khẩu học của người dùng như giới tính, tuổi, địa chỉ nơi ở, tình trạng hôn nhân, sở thích, chủ đề mà họ quan tâm,… Đây là kho dữ liệu quý giá mà các công ty hoặc nhà Digital Marketers sử dụng để phân loại tập khách hàng mục tiêu và đưa ra các chiến lược marketing phù hợp cho từng đối tượng.
4. Dễ dàng đo lường kết quả của chiến dịch
Với marketing truyền thống, rất khó để đo lường kết quả của các chiến dịch tiếp thị. Ví dụ nếu bạn đặt một quảng cáo trên một bảng quảng cáo ngoài trời, bạn không thể biết chính xác có bao nhiêu người đã xem quảng cáo này. Điều này gây khó cho các marketer có nên tiếp tục đầu tư ngân sách cho chiến dịch này nữa không.
Ngược lại, với Digital Marketing, bạn có thể đo lường mọi thứ có ảnh hưởng đến sự thành công của chiến dịch. Một vài chỉ số đo lường digital marketing gồm có:
- Lưu lượng truy cập trang web;
- Chỉ số reach/post;
- Số lượng khách hàng mới và khách hàng truy cập trở lại;
- Lượng tương tác trực tiếp (số lượng reaction, bình luận, chia sẻ);
- Tỷ lệ thoát trang;
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR);
- Chi phí cho mỗi lượt truy cập (CPV) và doanh thu trên mỗi lượt truy cập (RPV);
- Thời lượng trên trang;
- Lợi tức đầu tư (ROI),….
Các chỉ số trên sẽ được đo lường thông qua các công cụ phân tích website (Google Analytics, Ahrefs, SEMRUSH, Google Webmaster Tool,…) và công cụ phân tích fanpage (Page Insights, Klear, Fanpage Karma, Sociograph.io,…).
Hình thức Digital Marketing
Dưới đây là danh sách 9 hình thức digital marketing tốt nhất mà chúng tôi đề xuất để giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình:
1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là công cụ digital marketing làm cho các trang web trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm. Mục đích của SEO là để cải thiện xếp hạng của trang trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
Thuật toán của Google xếp hạng trang web của bạn dựa trên 3 kỹ thuật chính, gồm có:
SEO On-page
SEO On-page tập trung vào các yếu tố được thực hiện trực tiếp ngay trong trang web, bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều được người dùng nhìn thấy.
Các yếu tố chính thuộc kỹ thuật SEO On-page bao gồm:
- Chất lượng content;
- Title;
- Thẻ heading;
- Meta description;
- Thuộc tính alt đối với hình ảnh;
- URL trang;
- Liên kết nội bộ (internal link);
- Thiết kế trang web;
- Tốc độ tải trang.
SEO Off-page
SEO Offpage đề cập đến các biện pháp được thực hiện bên ngoài trang web, giúp tạo ra càng nhiều backlink chất lượng cao càng tốt.
Backlink hay còn gọi là liên kết ngược, chúng được tạo ra để liên kết một trang web khác trỏ tới trang web của bạn. Đây là một trong những nhiệm vụ phức tạo nhất trong SEO.
Google coi các liên kết ngược là một chỉ báo về mức độ phổ biến trang web của bạn với người dùng. Bởi vậy chất lượng và số lượng các liên kết ngược có thể giúp trang được xếp hạng cao hơn trên các trang tìm kiếm.
Technical SEO
Technical SEO là một mảng trong kỹ thuật SEO On-page, tập trung vào tối ưu hóa các yếu tố phụ trợ trên trang như nén hình ảnh, xây dựng cấu trúc CSS,…
Tham khảo: Quy tình SEO cơ bản mà hiệu quả
2. Content Marketing
Giống như tất cả các mô hình digital marketing khác, mục tiêu của tiếp thị nội dung (content marketing) là thu hút khách hàng tiềm năng cuối cùng chuyển đổi thành người mua hàng. Nhưng thay vì thu hút khách hàng bằng giá trị của sản phẩm dịch vụ thì content marketing lại cung cấp nội dung miễn phí trước rồi mới bán hàng sau.
Những nội dung này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Infographics;
- Blog chia sẻ thông tin;
- Podcasts;
- Videos;
- Bài post trên fanpage.
Xem chi tiết trong bài: Content Marketing
3. Social Media Marketing
Social Media Marketing sử dụng các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, Linkedin, TikTok,… để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
Mua hàng trực tiếp đôi khi không phải là mục tiêu của chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội. Nhiều thương hiệu sử dụng tiếp thị trên mạng xã hội để tương tác với khán giả hơn là khuyến khích họ mua hàng ngay lập tức. Điều này đặc biệt phổ biến ở các thương hiệu có khách hàng mục tiêu là đối tượng lớn tuổi hoặc thương hiệu bán sản phẩm dịch vụ có giá trị cao.
4. Pay Per Click (PPC)
PPC là mô hình digital marketing mà doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà quảng cáo mỗi khi có ai đó nhấp vào nội dung quảng cáo.
Mỗi chiến dịch PPC sẽ yêu cầu người xem phải hoàn thành 1 hoặc nhiều hành động sau khi nhấp vào quảng cáo. Những hành động này được gọi là chuyển đổi. Tuy nhiên không phải cứ mua hàng mới được tính là chuyển đổi. Các nhiệm vụ khác như tải app, điền vào biểu mẫu hoặc đăng ký chương trình cũng được gọi là các hình thức chuyển đổi.
Có 4 loại PPC mà các doanh nghiệp thường áp dụng gồm:
- Google AdWords: Các trang web quảng cáo sẽ được xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên SERPs khi người dùng gõ nội dung từ khóa;
- Paid Ads trên Facebook: Facebook sẽ tự động chèn nội dung quảng cáo của doanh nghiệp trên bảng tin của các đối tượng khách hàng mục tiêu;
- Promoted Tweets trên Twitter: Cách thức tương tự như mô hình Paid Ads;
- Sponsored Messages trên LinkedIn: Nội dung quảng cáo sẽ được gửi trực tiếp vào tin nhắn của người dùng Linkedln có tiêu chí phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
5. Affiliate Marketing
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) hoạt động dựa trên mô hình chia sẻ doanh thu. Tức là doanh nghiệp phải trích một phần hoa hồng cho bên thứ 3 nếu như có ai đó mua hàng bằng chính liên kết mà người này chia sẻ. Hoa hồng có thể được chia theo phần trăm giá bán hoặc được định sẵn một mức giá cố định cho mỗi sản phẩm.
Xem chi tiết trong bài: Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
6. Native Advertising
Native Advertising về bản chất là một chiến lược content marketing. Tuy nhiên nội dung quảng cáo được ngụy trang giống như nội dung thông thường khiến người dùng click vào trang để tìm kiếm thông tin.
Hiện tại, mô hình digital marketing này xuất hiện dưới dạng Sponsored Post trên các nền tảng xã hội, trang blog, trang web bán lẻ và ở đầu trang kết quả tìm kiếm.
7. Marketing Automation
Marketing Automation là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các hoạt động tiếp thị mang tính chất lặp đi lặp lại.
Các nền tảng tiếp thị tự động hóa này hỗ trợ doanh nghiệp có thể bán hàng, tìm kiếm và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua email, chatbot, mạng xã hội, trang web và tin nhắn SMS.
Các công cụ marketing automation cũng có thể quản lý các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng và việc sử dụng sản phẩm, sau đó thu thập, đo lường và phân loại dữ liệu phản hồi.
8. Email Marketing
Kể từ khi Digital Marketing phát triển vào những năm 2000 cho đến nay thì email marketing vẫn là phương thức hữu hiệu để giao tiếp với khách hàng.
Doanh nghiệp thường sử dụng email marketing để:
- Gửi voucher khuyến mãi cho khách hàng thân thiết trong dịp đặc biệt (sinh nhật, 8/3, 20/10,…);
- Chào mừng khách hàng mới;
- Nhắc nhở khách hàng theo dõi trang blog,…
9. Online PR
Về cơ bản, mục tiêu cốt lõi của cả online PR và PR truyền thống là xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trong mắt công chúng, đồng thời thay mặt doanh nghiệp xử lý khủng hoảng truyền thông.
Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở mức độ tương tác và độ tiếp cận. Ví dụ khi doanh nghiệp phát hành một thông cáo báo chí về việc ra mắt sản phẩm mới trên báo giấy thì lượng khán giả biết đến là khá ít vì gần như rất khó để chia sẻ cho mọi người cùng biết. Ngược lại, cũng với thông cáo báo chí đó nhưng phát hành trên báo điện tử thì khán giả trên khắp cả nước đều biết đến chiến dịch này.
Tìm hiểu ngay: PR là gì? Vai trò của PR trong truyền thông tiếp thị!
Cách xây dựng chiến lược Digital Marketing
Để xây dựng được chiến lược digital marketing thành công, rất nhiều marketer phải cùng nhau làm việc theo một quy trình 4 bước gồm:
Bước 1: Nghiên cứu thông tin khách hàng mục tiêu
Bạn cần biết khách hàng của mình là ai trước khi cố gắng làm mọi biện pháp để tiếp cận với họ. Các digital marketer cần nắm được các thông tin nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu như:
- Giới tính;
- Tuổi tác;
- Khu vực sinh sống;
- Công việc;
- Thu nhập;
- Sở thích.
Sau khi tìm hiểu những thông tin này về khách hàng, bạn có thể lọc hoặc nhóm các cá nhân thành các danh mục mà người mua đều giống nhau.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu marketing
Nghe có vẻ đơn giản nhưng bước này đòi hỏi bạn phải đưa ra một bộ mục tiêu thật chi tiết và cụ thể.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu khác nhau và bạn nên có sự kết hợp của các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Để thiết lập mục tiêu của chiến dịch digital marketing, bạn có thể sử dụng mô hình mục tiêu SMART:
- Cụ thể, rõ ràng (Specific): Muốn đạt được điều gì, Tăng trưởng như thế nào ;
- Có thể đo lường được (Measurable): Con số cụ thể là bao nhiêu, Đo lường kết quả như thế nào;
- Có thể đạt được (Attainable): Mục tiêu có khả thi hay không, Mục tiêu là quá cao hay quá thấp so với nguồn lực hiện có;
- Thực tế (Realistic): Mục tiêu có phù hợp với tình hình thực tế hay không;
- Có kỳ hạn (Timely goals): Thời hạn hoàn thành mục tiêu là khi nào.
Ví dụ: “Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web trong năm tới” không phải là một mục tiêu SMART bởi vì nó không thể đo lường được.
“Tăng 20% tỷ lệ chuyển đổi trên trang web trong quý đầu tiên của năm 2022” mới là một mục tiêu SMART.
Bước 3: Kiểm tra các chiến lược digital marketing hiện tại
Bước này sẽ giúp bạn biết mình cần tập trung vào công cụ nào để đạt được mục tiêu hiện tại. Hãy tiến hành phân tích các kênh digital marketing mà bạn đang sử dụng, bao gồm:
- Trang web;
- Nội dung blog;
- Các tài khoản mạng xã hội;
- Email marketing;
- Marketing truyền miệng;
- Native marketing;
- Google Adwords;
- Các kênh quảng cáo có trả phí, …
Kênh nào trong số này đang mang lại nhiều khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập nhất cho bạn? Hiệu quả mà các kênh này đem lại có liên quan gì đến mục tiêu mà bạn đề ra hay không? Mọi người đánh giá như thế nào về hình ảnh thương hiệu của bạn trên mạng xã hội?
Bước 4: Thiết lập ngân sách
Cuối cùng chính là bước thiết lập ngân sách. Bạn cần xác định xem nên đầu tư nhiều tiền nhất cho công cụ nào để đạt được mục tiêu nhanh nhất.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền kiểm soát ngân sách cho chiến dịch Digital Marketing. Vậy nên trước tiên bạn cần chia nhỏ khoản tiền cho nhiều kênh và đo lường xem kênh nào mang lại doanh thu lớn nhất. Sau đó bạn có thể điều chỉnh tăng hay giảm ngân sách cho phù hợp.
Không thể chỉ qua những chia sẻ trên đây mà bạn có thể tạo ra chiến lược Digital Marekting thành công, nhưng việc hình dung ra những điều phải làm sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ và biết phải làm gì tiếp theo.
Tham khảo: Inbound Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Inbound Marketing hiệu quả!